5 Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả bạn đã biết chưa?

Để giữ gìn ngôi nhà bền vững theo thời gian và đặc biệt trong mùa mưa lũ thì phương pháp chống thấm công trình hiệu qua là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Với nhiều phương pháp ngày càng ra đời, nhưng sau sau Công ty xây dựng ở Đà Nẵng xin tổng hợp 5 Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

phuong-phap-chong-tham-cong-trinh

Giới thiệu về vấn đề thấm nước trong công trình xây dựng

Chống thấm công trình là gì?

Trong xây dựng công trình, chống thấm là một khía cạnh cơ bản của việc tạo ra một vỏ bọc tòa nhà, là một môi trường được kiểm soát. Các vật liệu che mái, vách, móng, và tất cả các thâm nhập khác nhau thông qua các bề mặt này phải có khả năng chịu nước và đôi khi là không thấm nước (Nguồn: Wikipedia)

Nguyên nhân gây thấm nước

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc thấm nước vào nhà, cùng điểm qua một số nguyên nhân sau:

  • Tường nhà bị thấm nước do trời mưa nhiều và mưa trong nhiều ngày, bản chất xi măng rất hút nước và dễ ngấm vào các khe hở trong tường mà tạo ra hiện tượng thấm tường hay thấy.
  • Thấm từ các vị trí ống nước, lâu ngày nước này chảy ra gây thấm vào tường. Chúng ta thường thấy các vết loang lỗ của lớp sơn do nước thấm vào tường gây ra.
  • Ngôi nhà đã quá lâu dẫn đến vật liệu xuống cấp, tưởng nứt khá nhiều thì việc thấm này càng nhanh và xảy ra nhiều hơn, đặc biệt vào mùa mưa.
  • Chất lượng công trình khi thi công không đạt chuẩn từ vật liệu đến tay nghề của thợ làm cho khoản cách các viên gạch tăng lên, tạo khoản trống cho nước thấm vào tường.
  • Không sử dụng các phương pháp chống thấm ngay từ đầu khi thi công xây dựng nhà.

Tầm quan trọng của việc chống thấm đối với công trình xây dựng

  • Ảnh hưởng của thấm nước đến cấu trúc
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này
  • Tăng tuổi thọ cho công trình

5 Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả

1. Sơn chống thấm

Một trong 5 phương pháp chống thấm công trình hiệu quả là dùng Sơn chống thấm.

Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng để ngăn chặn tình trạng thấm dột trên bề mặt. Thành phần sơn bao gồm hợp chất dạng nước có khả năng liên kết cao tạo thành một lớp màng. Khi sơn lên bề mặt, lớp màng này có khả năng chống thấm tuyệt đối.

Ưu điểm khi sử dụng sơn chống thấm

Ưu điểm của sơn chống thấm là sẽ thẩm thấu được vào sâu bên trong bề mặt lớp vữa, bê tông và bít các lỗ trống, vết nứt, kẽ nứt bằng hợp chất các gốc kỵ nước, tạo nên bề mặt phủ vững chắc và có độ bền cao theo thời gian

Nhược điểm khi sử dụng sơn chống thấm

– Sơn  bị làm giả làm nhái rất nhiều. Vì vậy khi mua nên lựa chọn và xem xét thật kĩ để không mua nhầm sản phẩm kém chất lượng. 

– Để sơn chống thấm có hiệu quả cần phải chống thấm đồng bộ cho khắp cả công trình hay nhà ở, không nên vì tiết kiệm chi phí mà bỏ qua một số khu vực.

– Khi thi công cần đảm bảo an toàn. Bởi vì sơn chống tuy không có thành phần độc hại nhưng có thể gây dị ứng. Không nên thi công sơn chống thấm khi dưới trời nắng nóng. Không đổ sơn chống thấm thừa ra ngoài môi trường. Nên thi công ngay sau khi pha chế dung dịch từ sơn chống thấm, không nên để quá lâu tránh tình trạng bị vốn cục.

– Tuổi thọ chỉ kéo dài từ 3 đến 5 năm. Sau khoảng thời gian sử dụng sơn chống thấm cũ nên tút lại. Tạo lớp sơn chống thấm mới để bảo đảm cho công tác chống thấm được hiệu quả.

2. Màng chống thấm

Màng chống thấm là sản phẩm Polymer tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm. Sử dụng để chống thấm cho công trình, làm tường vây ngăn cách giữa khu chế xuất, kho chứa chất lỏng, khu dân cư. Loại màng chống thấm được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là màng chống thấm HDPE bề mặt nhẵn.Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả

 

Ưu điểm khi sử dụng

+ Khả năng chịu nhiệt cực tốt dù trong điều kiện môi trường khắc nghiệt đến thế nào.

+ Độ kết dính cực cao, bám cực chắc với bề mặt thi công.

+ Có thể chống lại tia UV từ ánh nắng mặt trời.

+ Chỉ số đàn hồi cao, có thể co giãn tốt.

+ Màng chống thấm có tuổi thọ bền lên đến hàng chục năm.

+ Không kén bề mặt thi công.

Nhược điểm khi sử dụng

Bên cạnh những ưu điểm vừa được điểm qua, chúng ta cần cân nhắc đến những nhược điểm của chống thấm màng. Trong thực tế, mặc dù không thể phủ nhận vai trò của phương pháp này song chúng ta vẫn cần nhìn đến những khía cạnh hạn chế. Điển hình nhất được nhắc đến là sự phức tạp khó khăn trong thi công.

Không giống các loại hóa chất chống thấm dạng lỏng, khi sử dụng màng khò nhiệt đòi hỏi kỹ năng tay nghề lão luyện hơn rất nhiều. Đặc biệt ở các vị trí bề mặt không được bằng phẳng hay các điểm chồng mép,…Chính vì vậy, chỉ các đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thụ mới dám tự tin lựa chọn phương pháp này.

3. Sơn kháng nước

Sau một thời gian dài sử dụng, công trình xuất hiện tình trạng bong tróc lớp sơn đã thi công do chịu ảnh hưởng từ hoá chất. Chính vì vậy, việc sử dụng sơn kháng nước là điều cần thiết để khắc phục các khuyết điểm này trên bề mặt thi công.

Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả

Ưu điểm khi sử dụng

  • Khả năng kháng hóa chất với nồng độ cao, kháng khuẩn tốt.
  • Chống chịu tốt trong các môi trường có nhiệt độ cao.
  • Quá trình thi công bảo trì nhanh gọn với chi phí hợp lý.
  • Sử dụng tốt trên nhiều bề mặt như: Bê tông, sắt thép, kim loại.
  • Giúp làm sạch hóa chất công nghiệp, an toàn với nguồn nước sạch.
  • Chịu lực và chống mài mòn tốt, bảo vệ sàn bê tông hiệu quả.
  • Dễ dàng vệ sinh và làm sạch bề mặt sàn hàng ngày.

Nhược điểm khi sử dụng

+ Khả năng chịu tia UV của sơn Epoxy khá kém, dễ bị phấn hóa dưới ánh nắng mặt trời.

+ Khả năng đóng cứng của sơn Epoxy  phụ thuộc vào nhiệt độ.

+ Nếu không pha chế đúng cách, đúng tỷ lệ, sơn Epoxy không đông cứng, hiệu quả thi công sơn không cao.

+ Sơn Epoxy đôi khi có thể gây ra dị ứng, mùi hôi khó chịu cho một số người.

4. Xi măng chống thấm

Xi măng chống thấm là dạng hợp chất trộn sẵn gốc xi măng, được dùng pha với nước để tạo ra hỗn hợp dạng vữa có tác dụng chống thấm nước cho các bề mặt đứng, mặt ngang và các bề mặt bị rò rỉ, thấm nước.

Ưu điểm khi sử dụng

Dễ dàng thi công ở trên các bề mặt có độ ẩm cao. Quá trình thi công nhanh chóng, không cần sử dụng lớp lót trước đó. Không độc hại với người sử dụng, có thể dùng để thi công chống thấm cho bể chứa nước sinh hoạt.

Nhược điểm khi sử dụng

– Chịu chấn động rung lắc kém

– Không co giãn được ( xảy ra nứt gãy sẽ mất khả năng chống thấm)

5. Silicone chống thấm

Silicone chống thấm là một loại chất kết dính ưu việt được thiết kế đặc biệt để dùng cho việc chống thấm nước xâm nhập cho các công trình xây dựng.

Ưu điểm khi sử dụng

– Keo Siliconeđược đánh giá rất cao về khả năng chống chịu tốt đối với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của môi trường.

– Dưới tác dụng của tia cực tím, nhiệt độ cao nhưng keo Siliconen vẫn không bị ăn mòn hay có dấu hiệu hư hỏng

– Chịu nước là tính đặc trưng nổi bật của keo silicone Keo Silicone có tính đàn hồi, dẻo dai.

– Thời gian chính là thuốc thử hữu hiệu nhất tuy nhiên keo silicone bền vững theo thời gian và có thời gian sử dụng lâu dài.

Nhược điểm khi sử dụng

– Không phù hợp với bề mặt có dầu

– Không thể sơn phủ

– Chịu ma sát kém

Kết luận: Đầu tư vào phương pháp chống thấm hiệu quả để bảo vệ công trình lâu dài

Tóm lại việc chống thấm cho công trình là vô cùng cần thiết nó để bảo vệ công trình lâu dài và hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia chủ, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Trên là bài viết của AFTA về 5 phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Cùng theo dõi thêm nhiều kênh xã hội Facebook, Youtube, Tiktok để biết được nhiều thông tin hơn các bạn nhé.

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger