Thi công cọc khoan nhồi là phương pháp đem lại sự an toàn cho các dự án thi công nhà cao tầng tại Đà Nẵng và trên toàn quốc. Vì vậy chất lượng của cọc khoan nhồi rất quan trọng. Siêu âm cọc khoan nhồi là phương pháp được áp dụng trong việc phát hiện chất lượng của cọc khoan nhồi có đạt không. Cùng Công ty xây dựng ở Đà Nẵng trả lời cho câu hỏi Siêu âm cọc khoan nhồi để làm gì? trong bài viết dưới đây nhé.
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt. Chúng được đổ tại chỗ vào nền đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ hoặc ống thiết bị. Việc tạo lỗ được sử dụng bằng các loại máy khoan hiện đại.
Cọc khoan nhồi là một loại cọc có móng sâu. Đường kính cọc phổ biến từ 60 – 300 cm. Nếu đường kính cọc < 76cm thì được xem là cọc nhỏ. Ngược lại, đường kính cọc > 76 cm người ta quy ước là loại cọc lớn.
Tổng hợp Dự án thi công công trình có siêu âm cọc khoan nhồi
Siêu âm cọc khoan nhồi để làm gì?
Cọc khoan nhồi là loại kết cấu được đổ bê tông tại chỗ, chìm sâu trong lòng đất, không thể đánh giá chất lượng cọc bằng mắt thường. Phương pháp siêu âm cọc được sử dụng để dò đo toàn bộ cọc qua bề mặt mặt cắt theo suốt chiều dài của cọc. Trong quá trình thi công cọc nhồi rất có thể mắc phải các khuyết tật sau:
- Rỗ do độ sụt hoặc phương pháp thi công không phù hợp.
- Bê tông bị phân tầng.
- Cọc bị rạn nứt do co ngót bê tông hoặc do va chạm trong quá trình thi công.
- Lẫn vật liệu lạ trong quá trình đổ bê tông như bùn, đất, cát, bentonite….
- Cọc bị thu hẹp hoặc phình ra do sập lỡ thành vách.
Siêu âm cọc khoan nhồi là phương pháp kiểm tra cọc khoan nhồi để xác định tính không đồng nhất hay khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho các cấu kiện móng bê tông khác nhau có đặt sẵn các ống đo siêu âm như: giếng chìm, tường trong đất, cọc ba – ret và các móng khối bê tông chôn trong đất.
Ưu nhược điểm điểm của phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi
Ưu điểm của phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi
- Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng cách siêu âm cho phép xác định tính không đồng nhất, bị lỗi, dị tật trong cọc.
- Trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu, sự khuyết tật của bê tông được kiểm tra chính xác.
- Máy siêu âm cọc có kích thước nhỏ gọn, hiện đại, dễ di chuyển và thao tác.
- Thời gian kiểm tra nhanh, hiệu quả.
- Ít tiếng ồn, không ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh
Nhược điểm của phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi
- Phụ thuộc vào đặc tính vật liệu:
Hiệu suất của máy siêu âm bê tông phụ thuộc lớn vào đặc tính cơ bản của bê tông, như độ dẫn sóng siêu âm và độ tương phản giữa các lớp vật liệu.
- Yêu cầu kỹ thuật cao:
Việc sử dụng máy siêu âm yêu cầu kỹ thuật cao và hiểu biết sâu rộng về cả quá trình và vật liệu kiểm tra.
- Giới hạn độ dày kiểm tra:
Máy siêu âm thường giới hạn độ sâu kiểm tra, và đôi khi có thể gặp khó khăn khi phải kiểm tra các cấu trúc dày hoặc có vật liệu lớp phủ.
- Khả năng đo lường chính xác yêu cầu kỹ thuật cao:
Để đảm bảo kết quả chính xác, cần phải thực hiện quy trình hiệu chuẩn và kiểm định máy định kỳ.
- Giới hạn đối với bề mặt bê tông khó tiếp cận:
Việc kiểm tra trên các bề mặt bê tông khó tiếp cận hoặc có hình dạng phức tạp có thể tạo ra thách thức.
Kết quả siêu âm cọc khoan nhồi
Sau phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm siêu âm cọc được trình bày dưới dạng biểu đồ vận tốc, năng lực truyền xung, biểu đồ phổ ở phụ lục 1.
Ví dụ như kết quả ảnh trên thì cọc C1, C2 có vận tốc sóng đồng đều, không có thay đổi bất thường -> độ đồng nhất bê tông tốt.
Lời kết
Qua bài viết trên Xây nhà tiền chế Đà Nẫng AFTA hy vọng đã cung cấp cho các bạn thông tin Siêu âm cọc khoan nhồi để làm gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này. Mời quý khách hàng theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích trên fanpage AFTA – Thiết kế và Thi công. Cảm ơn đã đọc tin.