Cọc khoan nhồi là gì? Trong quá trình thi công tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi? Các phương pháp thực hiện đạt chuẩn ra sao? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, hãy cùng Thiết kế khách sạn Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi hay còn gọi là cọc thay thế, là một loại móng bê tông cốt thép chịu lực cho các kết cấu chịu tải trọng thẳng đứng. Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông được đúc tại chỗ, nghĩa là cọc được đúc trên công trường. Điều này khác với các loại móng nhà bê tông khác, như móng cọc quay và móng cọc vuông bê tông cốt thép sử dụng cọc bê tông đúc sẵn. Cọc khoan nhồi thường được sử dụng cho các công trình cầu, thiết kế nhà cao tầng Đà Nẵng và các khu liên hợp công nghiệp lớn, tất cả đều yêu cầu nền móng sâu. Chúng phổ biến ở các khu vực đô thị vì có độ rung tối thiểu, nơi có khoảng không gian hạn chế, nơi không có nguy cơ xô lệch và nếu cần thay đổi chiều dài của cọc.
Thi công cọc khoan nhồiCọc khoan nhồi là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính từ 60 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.
Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…
Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi
Những ưu điểm chính của cọc khoan nhồi
- Có sức chịu tải lớn, với đường kính lớn và chiều sâu lớn có thể tới hàng nghìn tấn.
- Thi công không gây ra chấn động đối với các công trình và môi trường ở xung quanh khắc phục được nhược điểm này của cọc đóng.
- Có thể mở rộng đường kính và tăng chiều dài cọc đến độ sâu tuỳ ý (đường kính phổ biến hiện nay từ 60 – 250cm, chiều sâu đến 100m). Khi điều kiện địa chất và thiết bị thi công cho phép, có thể mở rộng mũi cọc hoặc mở rộng thân cọc để làm tăng sức chịu tải của cọc.
- Lượng thép bố trí trong cọc thường ít hơn so với các loại cọc lắp ghép (với cọc đài thấp).
Những nhược điểm của cọc khoan nhồi
- Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi rất phức tạp, gây ra tốn kém trong thi công.
- Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ.
- Việc sử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp phải bỏ đi để làm cọc mới).
- Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi công bê tông dưới nước có áp, cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn.
- Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng và cọc ép khi xây dựng các công trình thấp tầng (khi công trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các cầu lớn, thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn).
Xem thêm: Biện pháp thi công phần ngầm là gì? Ứng dụng trong thực tế
Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi
@aftathietkevathicong Chưa làm đã đập rồi? Bác nào làm xây dựng thì chắc cũng biết đang làm gì nhỉ? #thicongcongtrinh #mongnha #xaydung #xuhuong #kinhnghiemxaynha #kienthucxaydung
Như chúng ta đã biết, một công trình chất lượng phải có phần nền móng tốt, thi công cọc khoan nhồi hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội và là một trong những phương pháp giải quyết được được những vấn đề tại các vùng đất yếu, đảm bảo đủ độ sâu, đủ chịu tải của trọng lực và các lực địa chấn nếu có.
Đối với những công trình cao tầng hoặc các công trình giao thông lớn thì các cọc khoan nhồi thường có đường kính lớn là 1000 đến 1200mm. Vì vậy, sau khi đã hoàn tất công tác khoan cọc và định vị cao độ thì cần phải đập đầu cọc dư ra để thép chờ nối với kết cấu phía trên của công trình.
Các phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi hiện nay
Phương pháp cắt – Phương pháp cắt cọc bê tông ép
– Đây là phương pháp dùng máy cắt đĩa bê tông điện hoặc động cơ hai thì kết hợp với cùm giữ để cắt tiện cọc bê tông ép.
– Phương pháp này thi công rất nhanh và đảm bảo chất lượng.
– Phương pháp này chỉ sử dụng cho cọc ép tròn đường kính dưới 600.
Phương pháp thủ công – Đập phá đầu cọc bằng thủ công
– Đây là phương pháp thường được sử dụng ở Việt Nam. Với chi phí lao động phổ thông rẻ và đông đảo nên chi phí phá dỡ cọc khoan nhồi bằng thủ công rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…
– Phương pháp này thi công bằng các thiết bị cầm tay như: máy bắn điện, máy bắn hơi…
– Phương pháp thi công này rất đa năng, có thể thi công hầu hết mọi địa hình, mọi kích thước cọc. Nhưng thường không đảm bảo được bảng tiến độ thi công công việc, chi phí vẫn cao hơn phương pháp thi công bằng xe cơ giới.
>>>> Báo giá thi công phần thô Đà Nẵng hiện nay
Thi công bằng cơ giới – Đập phá đầu cọc khoan nhồi bằng xe cơ giới
– Thiết bị thi công là xe máy đào gắn đầu búa thủy lực, thi công đảm bảo tiến độ cho dự án với chi phí thấp nhất.
Tóm lại:
– Mỗi phương án thi công sẽ có những ưu nhược điểm nhất định và nhà thầu thi công trọn gói Đà Nẵng phá dỡ cọc khoan nhồi phải biết kết hợp linh động các phương pháp để có được hiệu quả công việc cao nhất.
Lời kết
AFTA – Thiết kế và Thi công hy vọng đã mang đến cho các bạn một số thông tin bổ ích liên quan đến Vì sao phải đập cọc khoan nhồi. Cùng tìm hiểu thêm nhiều bài viết bổ ích cùng Công ty xây dựng ở Đà Nẵng AFTA bạn nhé.