Để khởi đầu cho một dự án thì việc làm nên một lễ khởi công dự án đúng – đủ là điều rất quan trọng cần biết của các công ty xây dựng ở tại Đà Nẵng nói riêng và các công ty xây dựng trên cả nước nói chung.
“Đầu xuôi thì đuôi lọt”, để chuẩn bị cho một khởi đầu suôn sẻ, Chúng ta cần tìm hiểu xem quy trình cho một buổi lễ trang nghiêm nó bao gồm những gì. Nếu thực hiện được tốt thì ngoài yếu tố tâm linh thì công ty bạn cũng nhận được sự coi trọng từ các chủ đầu tư.
Sau đây AFTA xin mời bạn đọc quan tâm cùng tham khảo nội dung trong bài viết này ngay sau đây.
Bước thứ nhất: Tìm hiều kiến thức về Lễ khởi công dự án cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên, Chúng ta cần tìm hiểu thông tin từ trên các trang mạng xã hội uy tín để hiểu về ý nghĩa cũng như kiến thức xung quanh một lễ khởi công. Ngoài ra, các bạn nên hỏi ý kiến của các bậc tiền bối đi trước, họ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Đối với một số công ty kỹ hơn thì có thể tham khảo qua thầy phong thủy.
Bước thứ hai: Chọn ngày cúng khởi công.
Sau khi đã có kiến thức về trình tự của lễ khởi công dự án, các bạn tiến hành chọn ngày đẹp. Ngày đẹp để khởi công sẽ là ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo, hợp với gia chủ. Tránh các ngày, giờ sát chủ, ngày thọ tử.
Lễ khởi công dự án thường nên bắt đầu từ buổi sáng, là thời điểm đón được các tinh khí của trời đất.
Có thể bạn quan tâm: Cách xem ngày động thổ hợp tuổi gia chủ
Bước thứ ba: Chuẩn bị đồ cúng
Tùy vào mỗi gia chủ mà lễ vật cúng khởi công sẽ khác nhau. Một số gia chủ sẽ cúng chay, nhưng có gia chủ lại cúng mặn. Vì vậy các công ty thực hiện lễ khởi công cần hỏi trước ý gia chủ mà chuẩn bị lễ cúng cho chu đáo, hợp tình.
Nếu là lễ cúng mặn thì các món chuẩn bị, các bạn tham khảo sau đây:
- Đồ mặn: 1 con gà luộc, thịt heo quay, chả-nem xếp thành đĩa.
- Đồ ngọt: chè, xôi, bánh ngọt, trái cây.
- Đồ tâm linh: giấy tiền, vàng bạc, bộ đồ cúng theo lễ, thổ thần, hoa, rựu, nến, nhang.
- Đồ phụ khác: Bình trà, bát nước, bát gạo, đĩa muối,
Nếu là lễ cúng chay thì không cần đồ mặn như ở trên.
Bước thứ 4: Phân công nhân sự tham gia trong buổi lễ
Trong buổi lễ thì những nhân sự sau sẽ đảm nhận từng vai trò riêng, bao gồm:
- Thầy cúng: người chủ trì buổi cúng (Tùy vào gia đình có thể mời hoặc không)
- Người đứng cúng: có thể là gia chủ hoặc người được mượn cúng sao cho hợp tuổi và hợp năm thi công.
- Nhân sự công ty: đảm nhận việc bê đồ, sắp xếp theo trình tự.
Bước thứ 5: Thực hiện các nghi lễ của lễ khởi công dự án
Thông thường một buổi lễ khởi công lớn hay nhỏ cũng bao gồm các hoạt động chính sau đây:
- Đón tiếp khách mời trong và ngoài dự án.
- Nghi lễ khấn vái.
- Nghi lễ động thổ.
- Tiệc sau buổi lễ.
Có thể bạn quan tâm: Nghi lễ động thổ chi tiết
Lưu ý: Những điều kiêng kỵ trong ngày khởi công
Động thổ vào ngày, giờ xấu hoặc xung khắc với gia chủ hoặc người cho mượn tuổi làm nhà (nếu có).
Mâm cúng sơ sài, không đầy đủ; người lễ không thành tâm.
Vợ gia chủ đang mang thai thì không nên động thổ
Ngoài ra, nếu xây dựng công trình thì không cần tròn năm, nhưng xây nhà thì hạn chế xây vào cuối năm.
KẾT
Trên là các bước thực hiện cho một buổi lễ khởi công dự án, cảm ơn các bạn đã quan tâm đọc tin cùng Thi công nhà trọn gói Đà Nẵng AFTA.