Để tối ưu hóa không gian và mang đến cho khách hàng một không khí thoải mái nhất có thể, hiện nay nhiều chủ đầu tư quan tâm đến các mẫu nhà hàng phong cách đơn giản nhưng cuốn hút, để khách đến nhà hàng có thể tập trung hoàn toàn vào chất lượng món ăn và phong cách phục vụ là chính. Cùng Thiết kế nhà hàng Đà Nẵng tìm hiểu phong cách này trong bài viết dưới đây.
Phong cách đơn giản là gì?
Phong cách đơn giản (tối giản) hay Phong cách tối thiểu (tiếng Anh: minimalism, tiếng Pháp: minimalisme) thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản về những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Nhà hàng phong cách tối giản giúp thực khách tập trung vào các món ăn hơn, do không bị phân tâm bởi những đồ đạc dư thừa. Khi có quá nhiều đồ đạc, không gian sẽ trở nên lộn xộn và khó chịu, khiến cho khách hàng khó có thể tập trung vào chất lượng món ăn và dịch vụ tại nhà hàng.
Thiết kế nội thất nhà hàng với phong cách đơn giản
1. Thiết kế “Tường” trong nhà hàng phong cách tối giản
Đối với phong cách đơn giản, màu đơn sắc luôn là lựa chọn hàng đầu bởi bởi sự linh hoạt, dễ kết hợp. Các màu đơn sắc được ưa chuộng như như trắng, xám, vàng, xanh (tất cả là tông màu nhạt),… Tóm lại, khi thiết kế nhà hàng theo phong cách tối giản bạn không nên sử dụng quá nhiều màu, nó sẽ rất rối mắt, không thể hiện được phong cách chủ đạo của nhà hàng, chỉ nên kết hợp 1 màu chủ đạo, 1 màu nền và 1 màu nhấn nhá khi trang trí. Việc bức tường ít màu sắc sẽ là tiền để cho việc trang trí nội thất đẹp hơn.
Ngoài màu sơn, thì trên tường hạn chế treo nhiều vật trang trí, chỉ nên treo một bức tranh rộng hoặc một mảng gương lớn thuận tiện cho việc chụp hình của khách hàng.
2. Thiết kế “Sàn” trong nhà hàng phong cách tối giản
Sàn gỗ thường được lựa chọn cho hầu hết các nhà hàng hiện nay, nhưng để tăng thêm sự sang trọng trong thiết kế, bạn nên cân nhắc đến các loại gạch sáng bóng, có màu gần tương tự với màu tường để khiến không gian thêm đồng nhất và mở rộng chiều sâu cho căn phòng. Chủ kinh doanh nhà hàng có thể lựa chọn một màu gạch hoặc xếp xen kẽ các màu gạch để tăng thêm tính độc đáo cho không gian nội thất nhà hàng.
3. Thiết kế Không gian
Mục đích cuối cùng của phong cách tối giản đó là tạo nên một không gian thoáng đãng. Một thiết kế nhà hàng theo phong cách không xuất hiện nhiều vách ngăn. Đây chính là lý do phong cách tối giản đặc biệt phù hợp với những không gian nhỏ hẹp. Những vách chia ở các nhà hàng theo phong cách này chỉ xuất hiện ở khu bếp, vệ sinh. Còn lại là không gian hoàn toàn mở từ khu vực tiếp tân đến khu vực phục vụ.
Nếu bạn muốn tạo một không gian ấm áp thì phong cách này không phù hợp với nhu cầu của bạn. Bởi với phần không gian thoáng rộng, tông màu trung tính thì thiết kế nhà hàng theo phong cách này mang tới cảm giác khá “lạnh”, nhưng bù lại vẻ sang trọng, rộng thoáng sẽ thuyết phục được rất nhiều người quay lại đây.
4. Thiết kế “Ánh sáng”
Do việc hạn chế sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất nhà hàng nên ánh sáng được xem là điểm nhấn trang trí tuyệt vời nhất. Bạn có thể sử dụng cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo nên những hiệu ứng thị giác hút mắt khách hàng. Càng những khu vực quan trọng càng cần phải chú ý đến việc thiết kế ánh sáng tạo hiệu ứng bóng đổ nhằm tôn lên hình khối của các đồ dùng trong không gian nhà hàng.
Mẫu ngoại thất nhà hàng phong cách đơn giản
Ngoại thất của mẫu nhà hàng phong cách đơn giản cũng rất được chú trọng. Sự đơn giản không có nghĩa là không độc đáo, mà sự đơn giản là để nổi bậc lên sự đáo đáo mà chủ đầu tư muốn gửi đến khách hàng. Hiện nay thiết kế và thi công nhà hàng thép tiền chế đẹp sẽ đáp ứng sự đáo đạo và đơn giản nếu bạn yêu thích phong cách này.
Lời kết
Hiện nay có rất nhiều phong cách nhà hàng khác nhau, tùy vào định hướng, diện tích, tài chính mà mỗi chủ đầu tư sẽ lựa chọn cho mình hướng đi riêng. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quan hãy liên hệ với AFTA để được tư vấn chi tiết hơn bạn nhé.