Nhà vệ sinh sàn ÂM và DƯƠNG là gì?

Nhà vệ sinh sàn âm và dương là gì? Làm sao để phân biệt chúng? Giữa 2 loại này nên sử dụng kiểu nhà vệ sinh nào? Nếu các bạn đang có những thắc mắc về nhà vệ sinh âm và dương thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của công ty thiết kế nhà phố Đà Nẵng nhé!

phân biệt sàn âm và sàn dương
phân biệt sàn âm và sàn dương

Tìm hiểu khái niệm nhà vệ sinh sàn âm và dương

Nhà vệ sinh sàn âm

Nhà vệ sinh sàn âm là gì?
Nhà vệ sinh sàn âm là gì?

Nhà vệ sinh âm là một kiểu thiết kế đặc biệt, trong đó nền của nhà vệ sinh được đặt thấp hơn so với nền của các phòng khác trong ngôi nhà. Điểm đặc biệt của kiểu nhà vệ sinh này là các đường ống thoát nước sẽ được giấu vào trong sàn không để lộ ra ngoài nên mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh sàn âm mình sẽ giải thích như sau: Thông thường độ dày của dầm thường là 30cm, nếu như bạn lựa chọn thi công nhà vệ sinh âm thì lúc này độ dày của cốt sàn nhà vệ sinh thường chỉ có 10cm. Tuy nhiên, do cần phải thực hiện công tác lắp đặt ống thoát nước và đổ nền để che đi lớp ống thoát đó thì nền nhà vệ sinh tăng thêm 15cm. Vậy nên, khi hoàn thiện nền nhà vệ sinh thường là 10+15 = 25cm. Qua đó chúng ta thấy nền nhà vệ sinh sẽ thấp hơn 5cm so với dầm 30cm.

Nhà vệ sinh sàn Dương

Nhà vệ sinh sàn dương là gì?
Nhà vệ sinh sàn dương là gì?

Ngược lại với nhà vệ sinh sàn âm thì sàn dương lại để hệ thống ống thoát nước chạy dưới dầm xuyên qua hộp kỹ thuật. Như tại các công trình, bạn thường thấy các đường ống nước để ở trên trần nhà đó chính là những ống thoát nước nước của sàn dương đó.

Tuy nhiên, khi thi công nhà vệ sinh dương bạn cũng nên hạ cốt sàn nhà vệ sinh xuống 2-5cm và tạo độ nghiêng sẵn để cho chúng thoát nước dễ hơn tránh ứ đọng dễ bị thấm. Ngoài ra, khi hoàn thiện sàn nhà vệ sinh sẽ thấp hơn sàn nhà chính nên nước sẽ không chảy qua bên ngoài, đảm bảo vệ sinh hơn.

Xem thêm: Thiết kế căn hộ cho thuê Đà Nẵng đẹp, hiện đại tối ưu công năng

Phân tích ưu và nhược điểm của nhà vệ sinh sàn âm và dương

Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh âm

Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh sàn âm
Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh sàn âm

Ưu điểm:

  • Các đường ống thoát của nhà vệ sinh sàn âm khác với sàn dương là chúng được đặt bên trong sàn nên quá trình thi công sẽ nhanh hơn
  • Các đường ống được dấu trong dầm nên ít bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Nên tránh được hiện tượng ống nước bị rỉ chảy nước ra bên ngoài
  • Tiếng nước nước chảy sẻ nhỏ hơn so với để ống bên ngoài
  • Thi công sàn âm các đường ống được dấu bên trong nên mang tính thẩm mỹ rất cao

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì nhà vệ sinh âm cũng có những nhược điểm cần lưu ý như:

  • Hệ thống ống nước nằm trong lớp tôn nền nên việc chống thấm khó khăn hơn so với sàn dương
  • Nếu quá trình thiết kế bị sai thì chi phí sửa chữa sẽ rất cao và khó sửa chữa hơn

Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh dương

Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh sàn dương
Ưu nhược điểm của nhà vệ sinh sàn dương

Ưu điểm

  • Hệ thống đường ống sàn dương được đặt bên ngoài nên quá trình thi công và lắp đặt dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Khi có sự cố thì việc kiểm tra và sửa chữa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với sàn âm
  • Việc thi công chống thấm của sàn dương sẽ dễ dàng hơn so với sàn âm

Nhược điểm

  • Nếu thi công sai kỹ thuật sàn dương sẽ có độ dốc nhỏ nên rất dễ bị đọng nước. Trường hợp bị đóng nước sẽ làm ố trần vậy nên cần thêm một khoản chi phí để xử lý lại trần nhà

Tại sao sàn nhà vệ sinh thấp hơn sàn nhà chính?

Sàn nhà vệ sinh thấp nhìn đẹp hơn so với sàn nhà vệ sinh cao
Sàn nhà vệ sinh thấp nhìn đẹp hơn so với sàn nhà vệ sinh cao

Sàn nhà vệ sinh thấp hơn sàn nhà chính là một điểm cần lưu ý khi thiết kế căn hộ cho thuê Đà Nẵng tại vì những lý do sau:

Xét về mặt kỹ thuật: Khi thi công nền nhà vệ sinh thấp hơn thì nước sẽ không bị chảy ra bên ngoài gây ẩm mốc và trơn trượt.

Xét về mặt phong thủy nhà ở: Nhà vệ sinh thường là nơi tập trung nhiều ô uế vậy nên cần được xây thấp để tránh chảy ra ngoài ảnh hưởng đến khi vận của gia chủ.

Xét về tính thẩm mỹ: Nếu nhà vệ sinh xây cao thì cần một cái gờ chắn nước ngay trước cửa. Điều này sẽ ảnh hưởng khả năng cảm nhận không gian của bạn. Cụ thể: Với một nền nhà đang bằng phẳng, giờ đây xuất hiện 1 cái gờ chắn nước điều này sẽ khiến bạn cảm thấy không gian bị ngắn quãng không liên mạch. Tuy nhiên, nếu bạn để sàn nhà vệ sinh thấp thì cảm nhận không gian của bạn liên mạch hơn.

Những lưu ý khi thi công và thiết kế nhà vệ sinh

Những lưu ý khi làm nhà vệ sinh
Những lưu ý khi làm nhà vệ sinh

Độ dốc sàn nhà vệ sinh là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả thoát nước và tránh ứ đọng. Theo tiêu chuẩn xây dựng, độ dốc tối thiểu 0,5% (5mm/1000mm) sẽ giúp nước không bị ứ đọng và khô nhanh, ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn và nấm mốc, bảo vệ sức khỏe người dùng.

Thứ 2 về quy trình thi công chống thấm: Đối với các vị trí đặc thù như nhà vệ sinh, sân thượng,… việc chống thấm là cực kỳ quan trọng. Khi đổ bê tông các bạn nhớ thêm phụ gia chống thấm vào khu vực này, trong quá trình chống thấm cũng cần để ý kĩ các góc và chân tường 

Trên đây, công ty thi công Đà Nẵng AFTA đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến nhà vệ sinh sàn âm và dương. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thê hiểu rõ hơn về khái niệm và phân biệt 2 loại này từ đó, có thể lựa chọn kiểu nhà vệ sinh phù hợp với công trình của mình nhé!

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger