Phân chia khu vực trong nhà xưởng đúng nguyên tắc thiết kế

Phân chia khu vực trong nhà xưởng đúng nguyên tắc thiết kế

Nhà xưởng là mô hình được sử dụng chính tại các khu công nghiệp và dân dụng hiện nay. Đáp ứng được yêu cầu kho bãi, chứa hàng, và sản xuất ra sản phẩm thì nhà xưởng cần phải được phân chia đúng theo nguyên tắc thiết kế. Vậy phân chia khu vực trong nhà xưởng sao cho hợp lý, an toàn, hãy cùng Thi công nhà xưởng giá rẻ Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao phải phân chia khu vực trong nhà xưởng

Phân loại các hình thức phân chia nhà xưởng

1. Phân chia nhà xưởng theo khu đất

Khu đất phía trước nhà xưởng

Khu đất trước nhà xưởng là phần diện tích thường được dùng để xây dựng khu vực cổng ra vào, phòng bảo vệ, khu nhà hành chính, phòng trưng bày,…Vì vậy, khu vực đất này khá thoáng để bên ngoài dễ dàng quan sát. Những công trình này có thể phân bố tập trung hoặc phân tán, tùy theo quy mô và quy hoạch chung của khu công nghiệp.

Khu vực kho và giao thông vận tải

Khu vực này có nhiệm vụ chứa, bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm, đồ dùng, thiết bị và giao thông vận tải cho khu công nghiệp.

Khu vực sản xuất

Khu công nghiệp có thể chia làm nhiều phân xưởng sản xuất chính, phụ, lớn, nhỏ khác nhau tùy vào quy mô sản xuất. Ở khu vực này sẽ được phân bổ, xây dựng các phân xưởng sản xuất chính, phụ, dây chuyền sản xuất. Với những yêu cầu về khả năng cách âm, cách nhiệt cao, chống nóng nhà xưởng cần sử dụng các dòng tôn mát công nghiệp uy tín để lợp mái, giúp tạo sự thoải mái từ đó tăng hiệu quả lao động.

Khu vực khác

Đây là nơi được bố trí xây dựng các công trình phục vụ quá trình sản xuất như công trình năng lượng, trạm biến thế, nhà máy điều hành, trạm bơm,…Vì là khu vực dễ xảy ra sự cố, hỏa hoạn, bạn nên sử dụng các loại tôn lợp mái nhà xưởng có khả năng chống cháy như: tôn sóng vuông công nghiệp chống cháy,…đáp ứng đầy đủ theo tiêu chuẩn nhà xưởng mới nhất.

Nhà xưởng là gì

2. Phân chia nhà xưởng theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng, nhà xưởng thường được phân chia thành các khu vực như sau:

Khu vực nhà điều hành

Khu vực này tập trung các phòng ban điều hành sản xuất, kinh doanh, thường được xây dựng tách biệt với các khu sản xuất. Điều này nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, giúp tăng hiệu quả công việc chuyên môn.

Khu văn phòng

Là nơi tập trung các văn phòng làm việc như phòng giám đốc, phòng họp, phòng làm việc chung, phòng lễ tân, tiếp khách, showroom…Các phòng ban này sẽ được xây dựng ở khu vực trước của khu công nghiệp, nhằm tiện lợi trong việc đón tiếp khách hàng và trưng bày sản phẩm giới thiệu đến khách hàng, một số khách hàng làm việc về hợp đồng và các nghiệp vụ hành chính sẽ rất tiện lợi.

Khu vực không gian xanh

Khu vực này sẽ là lá phổi của cả nhà xưởng. Vì vậy sẽ được trồng nhiều cây xanh nhằm giảm ô nhiễm, bụi bẩn hay các khí độc hại trong khu công nghiệp. Hiện nay, khu không gian xanh là một trong những công trình không thể thiếu của các khu công nghiệp, có thể sử dụng lên tới 20-40% tổng diện tích. Đây cũng là mảng các chủ nhà xưởng nên chú ý phát triển để tạo năng lượng tốt cho người lao động, làm sạch không khí, sạch môi trường, mang lại không gian thoáng đãng khi làm việc.

Khu vực đường giao thông

Khu công nghiệp, nhà xưởng thường có diện tích rất rộng và cần vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá thường xuyên nên đây là khu vực không thể thiếu. Đường giao thông tiện lợi, dễ dàng di chuyển sẽ giúp tiến độ công việc được đẩy nhanh cũng như sẽ được cứu hộ nhanh chóng khi gặp sự cố.

don-gia-thiet-ke-nha-xuong

3. Phân chia nhà xưởng theo mức độ nguy hiểm

Nhà xưởng là nơi tập hợp nhiều chức năng từ hành chính, kinh doanh đến sản xuất. Vì vậy mỗi khu vực sẽ có mức độ độc hại khác nhau. Đối với khu vực có mức độ độc hại, nguy hiểm thì nên để xa các khu vực nhiều con người và người dân. Ngoài ra, các khu vực có mức độ nguy hại cao thì trang bị các phương án phòng chống là vô cùng quan trọng.

Khu nhà xưởng công nghiệp thường được phân thành các khu vực sau:

  • Khu vực không độc hại, sạch sẽ.
  • Khu vực ít độc hại.
  • khu vực nhiều độc hại và khu vực có nguy cơ cháy nổ.
Khu vực xử lý nước thải được bố trí riêng

Nguyên tắc phân chia khu vực nhà xưởng đúng nguyên tắc thiết kế

1. Phân chia khu vực nhà xưởng cần tiết kiệm diện tích và đáp ứng đúng mật độ

Tiết kiệm và phân chia công năng hợp lý là yêu cầu tiên quyết trong thiết công bất kỳ công trình nào. Một số phương pháp hiệu quả có thể áp dụng đối với nhà xưởng như sau:

  • Hợp khối nhà giống nhau: Các công trình có thông số tương đương nhau về an toàn, vệ sinh…. có thể hợp lại thành 1 khối nhà. Khi được hợp khối sẽ có thể tiết kiệm được diện tích đất đai, chi phí xây dựng,  và mật độ xây dựng sẽ được tăng lên.
  • Tăng số tầng nhà thiết kế: Việc xây dựng thêm số tầng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể diện tích đất đai sẵn có. Nếu được phép, bạn có thể sử dụng nhà xưởng nhiều tầng thay vì 1 tầng.

2. Tuân thủ định hướng bố trí chung cho nhà xưởng

Đối với mỗi khu vực, mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm phù hợp khác nhau nên chúng ta cần nghiên cứu tính chất của mỗi khu vực để có thể phân chia hợp lý, đem lại sự thuận tiện cho công trình nhà xưởng. Một số cách bố trí có thể tham khảo như:

  • Khu trước nhà xưởng: thông thường, khu vực phía trước này có vai trò cầu nối giữa các đối tượng khác trong và ngoài nhà xưởng. Đây cũng là đường giao thông đi lại của công nhân viên nhà xưởng, mật độ tập trung cao. Do đó, khu trước nhà xưởng thường được bố trí ở ngay trước xí nghiệp, cạnh đường giao thông chủ đạo. Tuy nhiên, tùy theo quy mô và cơ cấu tổ chức của công ty, khu vực này có thể được bố trí tập trung hoặc phân tán trong xưởng sản xuất.
  • Khu sản xuất: đây là khu vực tập trung nhiều phân xưởng có tính chất, đặc điểm, mức độ vệ sinh khác nhau. Khu vực này chứa nhiều hàng hoá nên yêu cầu khối lượng giao thông lớn, có trọng tải lớn nên thường được bố trí ở trung tâm khu xưởng, cạnh khu trước nhà xưởng với yêu cầu đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt, phân phối vận chuyển hợp lý.
  • Khu phụ trợ sản xuất: Tùy theo tính chất của từng xưởng sản xuất mà khu vực này được bố trí ở những vị trí khác nhau. Thông thường sẽ được đặt cạnh khu sản xuất chính, gần nhà kho, gần luồng giao thông vận chuyển.
  • Khu vực kho và phục vụ giao thông: Thường được bố trí ở cuối nhà xưởng, cuối hướng gió để hạn chế ô nhiễm và gần luồng giao thông để dễ dàng di chuyển.

tiêu chuẩn chiều cao đỉnh mái nhà xưởng

3. Đảm bảo có thể mở rộng trong tương lai

Tầm nhìn về việc mở rộng và phát triển nhà xưởng trong tương lai cũng là một vấn đề đáng chú ý khi nghiên cứu quy hoạch, thiết kế nhà xưởng nhằm hạn chế việc phá bỏ, cải tạo công trình, gây tổn thất và khó khăn lớn về tiến độ sản xuất. Bởi vậy, để làm được điều này, ngay trong giai đoạn đầu của công việc thiết kế nhà xưởng, kiến trúc sư đã cần chú ý đến phương pháp mở rộng mà không gây khó khăn cho nhà xưởng, dễ dàng thực hiện.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến cách phân chia khu vực trong nhà xưởng theo đúng nguyên tắc thiết kế do AFTA – Thiết kế và Thi công chia sẻ. Các bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công phần thô Đà Nẵng các lĩnh vực nhà xưởng, nhà tiền chế, xin vui lòng liên hệ hotline số 093529516 hoặc 0906478047 để được tư vấn cụ thể.

 

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger