Chống thấm là một cách rất hiệu quả để bảo vệ kết cấu và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, làm thế nào để chống thấm hiệu quả và quy trình chống thấm diễn ra như thế nào? Thì chắc còn nhiều người chưa biết. Vậy hôm nay, hãy để AFTA chia sẻ với các bạn về quy trình chống thấm tại các khu vực trong nhà nhé!
Quy trình sơn chống thấm tường chuẩn nhất
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả chống thấm của công trình. Bề mặt cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, rêu mốc,… Nếu bề mặt có vết nứt, lỗ hổng thì cần được trám trét lại bằng xi măng hoặc chất trám trét chuyên dụng.
Bước 2: Thi công sơn lót
Sơn lót có tác dụng tăng độ bám dính của sơn chống thấm với bề mặt. Nên sử dụng sơn lót chuyên dụng cho công trình chống thấm. Lăn 2 lớp sơn lót, mỗi lớp cách nhau khoảng 2-3 giờ.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm
Lăn 2-3 lớp sơn chống thấm, mỗi lớp cách nhau khoảng 2-3 giờ. Phải để cho lớp sơn đầu tiên khô rồi sau đó mới sơn lớp thứ 2. Nên lăn theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Trong quy trình sơn chống thấm cần lưu ý:
- Nếu pha nước thì lượng nước không được vượt quá 5%
- Khuấy đều sơn nhưng không nên sử dụng máy khuấy tốc độ cao
- Các công cụ như con lăn, cọ quét cần sử dụng loại tốt
Bước 4: Bảo dưỡng
Sau khi sơn chống thấm, cần che chắn công trình khỏi tác động của thời tiết trong khoảng 24 giờ. Để đảm bảo sơn bám chắc và khả năng chống thấm tốt hơn.
Nguyên tắc xây tường chống thấm
- Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp: Nên sử dụng gạch đặc, có độ hút nước thấp để giảm khả năng thấm nước. Cũng nên sử dụng vữa xi măng có độ dẻo cao để đảm bảo độ bám dính tốt.
- Thi công đúng kỹ thuật:
- Xây tường: Khi xây tường, cần chú ý đến các khe nối giữa các viên gạch. Cần xây mạnh đầy để hạn chế tình trạng thấm nước từ bên ngoài vào trong.
- Đối với các bức tường khu vực vệ sinh cần sử dụng gạch thẻ để xây dưới chân. Khi hoàn thiện có thể sử dụng gạch ốp tường. Điều này sẽ giúp các bức tường ở nhà vệ sinh không bị thấm nước ra ngoài.
- Có rất nhiều loại tường như tường 10, 20 và tường càng dày thì mức độ chống thấm càng cao. Bạn cũng có thể tham khảo kiểu xây tường này để tăng khả năng chống thấm cho ngôi nhà nhé
Xem thêm: 5 phương pháp chống thấp hiệu quả
Quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, do đó cần được chống thấm tốt để tránh thẩm thấu nước, gây ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sức khỏe của người sử dụng.
Nguyên tắc chống thấm cho nhà vệ sinh
Có 2 nguyên tắc chống thấm cơ bản cho nhà vệ sinh là:
- Chống thấm từ bên ngoài: Đây là biện pháp chống thấm hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn nước từ bên ngoài thấm vào bên trong. Biện pháp này thường được áp dụng cho nhà vệ sinh xây mới.
- Chống thấm từ bên trong: Đây là biện pháp chống thấm phổ biến hơn, phù hợp với nhà vệ sinh đã xây dựng. Biện pháp này thường được áp dụng cho các vị trí tiếp xúc trực tiếp với nước như sàn và tường nhà vệ sinh.
Các biện pháp chống thấm cho nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Chống thấm bằng sika là một cách rất hiệu quả và có độ bền cao. Về quy trình thi công chống thấm cũng khá là đơn giản.
- Bước 1: Vệ sinh là rong rêu và bụi bẩn bám ở trên bề mặt cần thi công
- Bước 2: Pha chế sika với hồ dầu để đắp vào cổ ống thoát nước như vậy khả năng chống thấm của nhà vệ sinh sẽ được nâng cao
- Bước 3: Thi công tấm lưới gia cường cho nhà vệ sinh
- Bước 4: Pha trộn hỗn hợp nước + sika + xi măng theo công thức để làm lớp lót. Sau đó sẽ thi công lên chân tường.
- Bước 5: Sử dụng sika membrane để làm 3 lớp chống thấm cho nhà vệ sinh
- Bước 6: Xả nước và nghiệm thu kết quả chống thấm.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm
- Bước 2: Sử dụng nhiệt để khò tấm màng
- Bước 3: Trên lớp sàn, cần quét một lớp Primer để tăng độ kết dính giữa màng và lớp sàn.
- Bước 4: Dùng khò để làm nóng tấm màng, làm nóng tới đâu thì dán tới đó như vậy sẽ tránh được tình trạng bị lưu lại bọt khí.
- Bước 5: Sau khi hoàn thành dán màng cần đổ một lớp vữa lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.
- Bước 6: Xả nước và nghiệm thu khả năng chống nước
Quy trình xây dựng chống thấm mái
Chống thấm cho mái nhà là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thời tiết như mưa, nắng, gió,… và đảm bảo an toàn toàn bộ công trình. Nếu như tầng mái bị thấm sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề về kết cấu của công trình. Bên cạnh đó, nếu tầng mái đã bị thấm thì hoạt động và chi phí sửa chữa rất tốn kém. Hãy tham khảo quy trình chống thấm
Ý nghĩa của việc chống thấm mái nhà
- Bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột: Mái nhà là bộ phận chịu tác động trực tiếp của thời tiết, đặc biệt là mưa. Nếu mái nhà không được chống thấm tốt, nước mưa sẽ thấm vào bên trong, gây ẩm mốc, rêu mốc, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sức khỏe của người sử dụng.
- Tăng tuổi thọ cho mái nhà: Chống thấm giúp bảo vệ mái nhà khỏi những tác động của thời tiết, giúp mái nhà bền đẹp hơn và kéo dài tuổi thọ.
- Tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà: Mái nhà được chống thấm tốt sẽ có bề mặt phẳng, mịn, không bị nứt nẻ, giúp ngôi nhà thêm đẹp mắt và sang trọng.
Các biện pháp chống thấm mái nhà phổ biến
- Chống thấm bằng màng khò nóng: Đây là biện pháp chống thấm hiệu quả, nhanh chóng và dễ thi công. Màng chống thấm được khò nóng chảy bám dính chặt vào bề mặt bê tông, tạo thành lớp màng chống thấm bền vững.
- Chống thấm bằng màng tự dính: Đây là biện pháp chống thấm đơn giản, dễ thi công. Màng chống thấm có sẵn keo dán ở mặt sau, chỉ cần dán lên bề mặt bê tông đã được làm sạch.
- Chống thấm bằng vữa chống thấm: Đây là biện pháp chống thấm truyền thống, hiệu quả cao. Vữa chống thấm được trộn theo tỉ lệ quy định, trám lên bề mặt bê tông tạo thành lớp màng chống thấm.
- Chống thấm bằng sơn chống thấm: Đây là biện pháp chống thấm phổ biến, dễ thi công. Sơn chống thấm được phủ lên bề mặt bê tông tạo thành lớp màng chống thấm.
Xem thêm: 5 tips thi công khi vào mùa mưa
Quy trình chống thấm mái
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả chống thấm trên tầng mái. Nếu bề mặt tầng mái có những vết vữa cần dùng búa và mũi đục để làm phẳng bề mặt cần đó. Ngoài ra cần loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, rêu mốc,…
Đối với lỗ thoát nước trên mái cần được chống thấm một cách kỹ lưỡng nếu không khu vực này sẽ rất dễ bị thấm.
Bước 2: Pha trộn hợp chất chống thấm
Mỗi loại hợp chất chống thấm mái đều có tiêu chuẩn pha trộn riêng. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt tay vào pha chế.
Đối với vật liệu chống thấm bằng khò bitum thì đòi khỏi người thợ phải dày dặn kinh nghiệm về việc giữ lửa. Nếu khò quá mạnh tay sẽ dẫn tới thủng màng. Nếu khò chưa đủ nhiệt thì giảm khả năng bám vào bề mặt thi công. Và cần chú ý, trải tấm màng đều tay để tránh tình trạng bọt khí, làm giảm hiệu quả chống thấm.
Bước 3: Đồ thêm 1 lớp vữa trên bề mặt
Sau khi đã thi công lớp chống thấp thì nên đổ thêm một lớp vữa trên bề mặt để tối ưu tuổi thọ cho lớp chống thấm. Bên cạnh đó, lớp vữa này sẽ được xây có độ nghiêng, dốc về lỗ thoát nước và tránh tình trạng nước bị đọng lại trên mái nhà
Bước 4: Nhiệm thu
Sau khi thi công chống thấm 24 giờ, thì lúc này công trình đã khô. Để đánh giá được hiệu quả chống thấm, chúng ta sẽ đổ nước lên và ngâm chúng trong một khoảng thời gian. Nếu như không có hiện tượng thấm xuống bên dưới thì lúc này công trình đã đạt tiêu chuẩn. Còn nếu như bị thẩm thấu thì buộc đơn vị thi công phải xử lý điều đó
Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, mưa năng thì thất thường. Việc chống thấm là một điều cần thiết để bảo vệ kết cấu cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của chúng ta. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng cũng như cách chống thấm cho từng khu vực một cách hiệu quả nhé!