Hẳn nhiều bạn đã từng nghe và biết đến cao độ trong xây dựng. Các bạn trong ngành thì sẽ rất rõ, nhưng không phải ai cũng nắm hết các thông tin về nó. Vậy cao độ trong xây dựng là gì? Cách đo cao độ chính xác và đúng tiêu chuẩn hiện nay ra sao? Cùng Xây dựng khách sạn Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Cao độ là gì
Cao độ là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang muốn tìm hiểu. Thông thường, cao độ có thể được hiểu theo 2 nghĩa chính : Cao độ trong Âm nhạc và Cao độ trong khảo sát và xây dựng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cao độ trong xây dựng là gì? Cách đo cao độ chính xác và đúng tiêu chuẩn nhất.
Cao độ xây dựng là gì?
Cao độ trong xây dựng là gì? Cao độ trong xây dựng hay còn thường được gọi là “cốt” công trình (cos) là khoảng cách tính theo chiều dọc từ một điểm trên mặt phẳng tham chiếu (thường là sàn tầng 1) đến một điểm khác trên công trình (cao hơn hoặc thấp hơn so với mặt phẳng tham chiếu). Cao độ được đo bằng đơn vị mét (m), độ chính xác lấy đến 3 chữ số sau dấu phẩy.
Ký hiệu của cao độ là hình tam giác đều, nửa trắng nửa đen có chú thích số bên trên. Mặt chuẩn được quy định có cao độ là ±0.000. Các vị trí cao hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ dương, các vị trí thấp hơn mức chuẩn là cao độ âm.
Ví dụ:
- Điểm A có cao độ là +2.500 m, nghĩa là điểm A cao hơn mặt phẳng tham chiếu 2.500 m.
- Điểm B có cao độ là -1.000 m, nghĩa là điểm B thấp hơn mặt phẳng tham chiếu 1.000 m.
Việc đo đạc cao độ trong xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc đo đạc giúp xác định vị trí các hạng mục công trình như móng, dầm, sàn, mái, cửa, cầu thang,… một cách chính xác nhất đảm bảo sự cân đối, an toàn và thẩm mỹ cho công trình.
Bên cạnh đó, dựa vào cao độ của các điểm trên công trình, chúng ta có thể tính toán được khối lượng vật liệu xây dựng cần thiết cho các hạng mục như san lấp mặt bằng, đổ bê tông, xây gạch,….. Điều này sẽ giúp chúng ta lập dự toán xây dựng một cách hợp lý và chính xác nhất.
Do đó, có thể nói rằng trong xây dựng, cao độ là chỉ số bắt buộc phải có. Khi có chỉ số cao độ chính xác, chúng ta mới có thể thiết kế kết cấu công trình Đà Nẵng hoặc bất kỳ đâu từ công trình nhà ở, căn hộ cho thuê hay quy hoạch được các công trình phụ trợ: hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… Từ đó giúp tăng cường hiệu quả chống ngập úng, bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.
Cách đo cao độ trong xây dựng là gì? Cách đo chuẩn hiện nay
Trong xây dựng chi tiết cần độ chính xác gần như tuyệt đối, và khu vực đo hẹp hơn, có sẵn mặt chuẩn, do đó mọi người thường hay sử dụng công cụ đo là máy thủy bình. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng máy toàn đạc để đo cao độ, nhưng kết quả chỉ dùng để tham khảo chứ không được dùng để trực tiếp đo vẽ và thi công.
So với máy RTK và máy toàn đạc, máy thủy bình có giá rẻ hơn, cấu tạo đơn giản hơn, nhưng đo cao độ lại mang về kết quả chính xác gần như tuyệt đối do việc đo đạc là trực tiếp đọc độ cao trên mia.
Việc đo cao độ bằng máy thủy bình chính là tìm ra sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm được quy định sẵn. Từ đó chúng ta sẽ tính ra được cao độ của vị trí cần đo. Cách đo này được áp dụng phổ biến tại các công trình khung thép tiền chế hiện nay.
Việc đo cao độ bằng máy thủy bình được tiến hành qua các bước sau:
Xác định vị trí đặt máy thủy bình
Tùy thuộc vào từng địa hình khác nhau mà nhân viên các Công ty xây dựng ở Đà Nẵng sẽ có những vị trí cần đo cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn vị trí đặt máy thủy bình chúng ta cần chọn địa điểm có độ cao cao hơn vị trí làm mốc. Vị trí đặt máy cần có nền đất khô ráo, không bị sụt lún. Giá của máy thủy bình phải được đặt chắc chắn và cân bằng.
Cân máy thủy bình
Trước khi tiến hành cân bằng máy nên đặt máy thủy bình lên chân máy. Đầu tiên, quý khách sẽ đặt bọt thủy tròn sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy. Để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng nên vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau. Sau đó dùng ốc thứ 3 để điều chỉnh sao cho bọt nước vào vị trí cân bằng chính xác.
Tiến hành đo cao độ
Người đo sẽ ngắm các điểm hiện lên nhờ mia, sau đó điều chỉnh sao cho hình ảnh hiển thị rõ ràng nhất. Thông số trên mia được đọc theo hàng m và hàng dm, mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 0.1 dm. Cuối cùng dựa vào các chỉ số để tính toán chúng ta sẽ cho ra được chỉ số cao độ cuối cùng bằng công thức như sau:
Tính cao độ của điểm cần đo theo công thức: H = H1 + (a – b), trong đó:
H: Cao độ của điểm cần đo.
H1: Cao độ của mốc cao độ.
a: Số đọc mia tại mốc cao độ.
b: Số đọc mia tại điểm cần đo.
Lưu ý:
- Nên đo cao độ từ ít nhất hai mốc cao độ để tăng độ chính xác.
- Khi đo cao độ, cần tránh các yếu tố ảnh hưởng đến tia ngắm của máy thủy bình như gió, bụi bẩn, vật cản,…
- Sau khi đo xong, cần kiểm tra lại độ chính xác của kết quả đo bằng cách đo lại từ một mốc cao độ khác.
Để đảm bảo độ chính xác và đúng tiêu chuẩn, việc đo cao độ trong xây dựng cần tuân thủ các quy định sau:
- Máy thủy bình và mia phải được hiệu chỉnh và kiểm tra định kỳ.
- Người đo phải có chuyên môn và kinh nghiệm.
- Môi trường đo phải đảm bảo thuận lợi cho việc ngắm và đọc số trên mia.
- Kết quả đo phải được ghi chép đầy đủ và chính xác.
Bằng cách thực hiện đúng các bước trên, bạn có thể đo cao độ chính xác và đúng tiêu chuẩn trong xây dựng.
Lời kết
Hy vọng là sau bài viết này AFTA – Thiết kế và Thi công đã mang đến cho các bạn thông tin về cao độ trong xây dựng là gì? Các vấn đề liên quan trong các đo cao độ tại công trình. Quý khách hàng có nhu cầu nhận báo giá thiết kế Đà Nằng và đơn giá thi công phần thô Đà Nẵng, hãy liên hệ đến với AFTA nhé.