Cán nền là gì? Xem chi tiết cách cán nền chuẩn

Cách cán nền chuẩn quyết định chất lượng thẩm mỹ và độ bền của nền nhà. Kỹ thuật cán nền nhà được thực hiện như thế nào? Cần phải có những lưu ý gì trong quy trình cán nền?

Câu trả lời sẽ được AFTA, thiết kế nhà đẹp Đà Nẵng giải đáp trong nội dung sau của bài viết.

Cán nền là gì?

Cán nền là một kỹ thuật làm phẳng vật liệu cát hoặc bê tông, vôi vữa trên bề mặt của sàn nhà trước khi lát gạch. Ở mỗi vùng miền, theo cách gọi tiếng địa phương cán nền còn được gọi là láng nền, xoa nền.

cán nền

Những yêu cầu khi cán nền

Chất lượng của nền nhà tốt hay kém phụ thuộc vào kỹ thuật láng nền. Cách cán nền chuẩn tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt cũng như đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Cán nền dày bao nhiêu? Độ dày của nền ảnh hưởng tới chống thấm. Nền chống thấm tốt có độ dày đạt tiêu chuẩn >= 2cm
  • Kết cấu nền nhà trước khi cán phải ổn định
  • Làm sạch bề mặt (bụi bẩn, rêu và dầu mỡ)
  • Mặt nền có độ bám dính chắc chắn với lớp láng để nền không bị bong tróc
  • Sau khi cán nền bê tông, cán nền cát xong sẽ phải tưới nước trên bề mặt láng
  • Trong trường hợp nền nhà có thêm một lớp lót cần tạo đường ô cạnh 1cm-5cm
  • Sử dụng dụng cụ, máy móc thiết bị hỗ trợ phù hợp
  • Nền phẳng nhám hoặc độ mịn tùy vào mục đích sử dụng, không có vết lồi lõm
  • Nền phù hợp với các loại vật liệu lát nền (gạch, gỗ,…)
  • Nền chịu lực nén và lực tác động từ bên ngoài tốt

Bài viết liên quan:

Dầm console

Hạng mục công trình là gì?

Xem chi tiết cách cán nền chuẩn

Cán nền là kỹ thuật quan trọng được thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thiện công trình xây dựng. Vai trò của cán nền như đã chia sẻ ở trên. Vì vậy người thợ tuân thủ thực hiện cách cán nền chuẩn.

hạng mục công trình là gì

Điều cần chuẩn bị trước khi áp dụng kỹ thuật cán nền nhà

Trước khi thực hiện kỹ thuật cán nền lát gạch sẽ cần phải chuẩn bị:

  • Chuẩn bị nền: vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp lớp vôi vữa xi măng dư thừa trên bề mặt nền
  • Độ dày cán nền, cấp phối và các kỹ thuật khác theo quy trình cán nền
  • Chống thấm cho nền, đặc biệt là khu vực nền nhà vệ sinh, nền sân thượng, nền ban công,… là những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước
  • Tưới nước tạo độ ẩm cần thiết cho nền nhằm tăng độ liên kết
  • Lớp vữa và sàn được liên kết bằng cách quét lớp dầu hồ

báo giá thi công phần thô và nhân công hoàn thiện đà nẵng

Quy trình cán nền theo các bước

Quy trình cán nền được thực hiện gồm có các bước:

  • Bước 1: Kiểm tra độ cao của nền để có điều chỉnh phù hợp
  • Bước 2: Kiểm tra tổng thể bề mặt nền, các cục ghém có khoảng cách 2m- 2,5m. Lớp vôi vữa hoặc bê tông bên trên không bị lỗi. Độ dày của lớp vôi vữa đúng theo tiêu chuẩn
  • Bước 3: Thực hiện kỹ thuật cán nền theo trình tự từ cao đến thấp. Thước được kéo đều tay không làm bong hoặc rộp lớp vôi vữa của nền. Giữa các mạch ngừng của nền cần được tưới thêm lớp dầu hồ giảm tình trạng nứt nền
  • Bước 4: Xử lý chống thấm
  • Bước 5: Nghiệm thu công trình (đánh giá chất lượng công trình có đạt được các yêu cầu chất lượng hay không)

Một số lỗi thường mắc phải khi cán nền bê tông

cán nền dày bao nhiêu

Thực hiện thi công cán nền cần tránh một số lỗi cụ thể sau nhằm đảm bảo chất lượng của công trình sau khi đưa vào sử dụng:

  • Nền bị rộp hoặc bong vôi vữa do nền bị khô và hồ khô. Do đó, trước và trong khi cán nền phải đảm bảo nền có độ ẩm cần thiết
  • Nền bị nứt hoặc rỗ nên cát dùng trong cán nền phải được sàng lọc kỹ, vôi vữa được cấp phối đúng kỹ thuật
  • Nền lồi lõm, không được bằng phẳng do kỹ thuật cán mốc không chuẩn

Vì sao cần phải cán nền trước rồi mới lát gạch?

thiết kế nhà đẹp Đà Nẵng

Quy trình cán nền là bắt buộc trong thi công xây dựng. Kỹ thuật cán lát nền chuẩn và mất nhiều thời gian thực hiện. Trước khi lát gạch cần phải cán nền. Lý do là vì:

  • Gạch không thể lát được trực tiếp với nền bê tông do cấu trúc của vật liệu bê tông bị giãn nở nên có ảnh hưởng tới chất lượng nền gạch sau khi lát
  • Gạch bị phồng do tác động của nhiệt lượng môi trường bên ngoài đẩy gạch lên
  • Lớp vữa cán nền được sử dụng có tác dụng ngăn cách, giảm lượng nhiệt và quá trình giãn nở của cấu trúc bê tông, nền gạch
  • Gạch lát và sàn nhà có độ kết dính chắc chắn
  • Tăng khả năng chống thấm cho cốt bê tông. Hạn chế nước chảy ngược vào bên trong
  • Cán nền còn có tác dụng làm phẳng nền nhà giải quyết được vấn đề thẩm mỹ và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nền nhà

Như vậy AFTA vừa chia sẻ với bạn thông tin cách cán nền chuẩn để bạn tham khảo. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Liên hệ cho công ty khi bạn cần thêm thông tin tư vấn và báo giá thi công phần thô và nhân công hoàn thiện Đà Nẵng.

Xây nhà tiền chế Đà Nẵng, chọn đơn vị thi công nào? 

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger