Cách chống thấm tường nhà liền kề | Kiến thức xây nhà bổ ích

Những gia đình có vách tường giáp nhau thường gặp khó khăn trong việc chống thấm tường khi mùa mưa đến. Nguyên nhân là do khe tiếp giáp giữa hai tường thường rộng, có nhiều khe nứt, rỗng,… khiến nước dễ dàng thấm vào bên trong. Để xử lý vấn đề này, khi Thi công căn hộ Đà Nẵng hoặc nhà ở bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả.

Nguyên nhân thấm dột tường giữa 2 nhà

Nguyên nhân dẫn tới thấm dột tường nhà
Nguyên nhân dẫn tới thấm dột tường nhà

Thấm dột tường tiếp giáp giữa 2 nhà là vấn đề thường gặp, đặc biệt là vào mùa mưa. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cả 2 công trình.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra thấm dột tường giữa 2 nhà:

  • Vị trí tiếp giáp hẹp, khó thi công chống thấm: Vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà thường hẹp, không gian hạn chế nên việc thi công chống thấm gặp nhiều khó khăn. Nếu thi công không đúng kỹ thuật, chất lượng chống thấm sẽ không đảm bảo, dẫn đến thấm dột.
  • Không gian giữa 2 nhà bí bách, tù động: Không gian giữa 2 nhà bí bách, tù động tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa tích tụ, lâu ngày gây thấm dột.
  • Nền móng không đảm bảo độ chắc chắn: Nền móng không đảm bảo độ chắc chắn khiến tường bị sụt lún, gây thấm dột.
  • Thấm dột từ nhà hàng xóm: Nếu nhà hàng xóm xây sát vách và có hệ thống thoát nước trong tường không đảm bảo, nước sẽ dễ dàng thấm sang nhà bạn.
  • Sử dụng chất chống thấm kém chất lượng: Sử dụng chất chống thấm kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân gây thấm dột tường.

Xem thêm: Phương pháp chống thấm công trình hiệu quả

Tác hại của thấm dột tường giữa 2 nhà

tác hại của việc thấm dột tường nhà
Tác hại của việc thấm dột tường nhà

Thấm dột tường giữa 2 nhà là vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và sức khỏe của con người. Dưới đây là những tác hại cụ thể của thấm dột tường giữa 2 nhà:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Thấm dột khiến tường nhà bị loang lổ, ố vàng, rêu mốc,… làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi từ tường nhà thấm dột có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, dị ứng,…
  • Ảnh hưởng đến kết cấu: Thấm dột lâu ngày có thể khiến tường nhà bị nứt, gãy,… làm giảm tuổi thọ của công trình.
  • Ảnh hưởng đến tài sản: Nước thấm dột có thể làm hư hỏng đồ đạc, thiết bị điện tử,…

Chống thấm tường nhà từ bên trong

Chống thấm tường nhà liền kề từ bên trong là cách khắc phục tình trạng thấm dột khi không thể tiến hành chống thấm ngay khi mới xây. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nhà mới xây và nhà cũ.

Xem thêm: Báo giá thi công phần thô của AFTA

Đối với nhà mới xây

Khi tường nhà xây xong, bạn có thể tiến hành chống thấm từ bên trong bằng cách trộn chất chống thấm với xi măng rồi trát lên tường. Hoặc bạn cũng có thể đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường rồi đợi khô rồi tiến hành tô vữa như bình thường.

Đối với nhà cũ

Nếu tường nhà cũ bị thấm dột, bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong để xử lý chống thấm. Sau đó, bạn tiến hành thi công các lớp chống thấm như sau:

  • Bước 1: Loại bỏ những lớp sơn và vữa cũ với dao sủi.
  • Bước 2: Tiến hành thi công lớp vữa đã được trộn thêm phụ gia chống thấm. Lớp vữa này có tác dụng tạo ra lớp màng ngăn nước xâm nhập vào tường.
  • Bước 3: Nên chống thấm bừng 2 lớp, chú ý nên để lớp 1 khô rồi mới làm lớp thứ 2. Lớp chống thấm thứ hai sẽ giúp tăng cường khả năng chống thấm cho tường.
  • Bước 4: Hoàn thiện như bình thường bằng cách trát vữa và sơn nhà.

Ưu điểm của phương pháp chống thấm tường nhà liền kề từ bên trong

  • Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nhà mới xây và nhà cũ.
  • Phương pháp này có chi phí thấp, dễ thực hiện.

Nhược điểm của phương pháp chống thấm tường nhà liền kề từ bên trong

  • Phương pháp này chỉ có tác dụng ngăn nước xâm nhập từ bên ngoài vào tường, không có tác dụng ngăn nước từ bên trong tường chảy ra ngoài.

Sử dụng máng tôn để chống thấm tường nhà

Dùng tôn để chống thấm bên ngoài
Dùng tôn để chống thấm bên ngoài

Để tăng diện tích và khả năng chống thấm, hầu hết các tường nhà hiện nay đều được xây dựng sát nhau. Tuy nhiên, dù có sát cỡ nào thì giữa hai tường vẫn có một khoảng trống nhỏ. Khoảng trống này được tạo ra nhằm đảm bảo kết cấu vững chãi cho ngôi nhà, nhưng lại khiến cho vị trí này dễ bị thấm nước.

Để ngăn chặn tình trạng này, một giải pháp đơn giản và dễ thực hiện là sử dụng máng tôn. Máng tôn sẽ được đặt dọc theo tường nhà để hứng và làm đường dẫn cho nước mưa chảy xuống.

Tuy nhiên, máng tôn có thể bị oxy hóa theo thời gian do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể sơn PU Polyurethane bên ngoài máng tôn. Lớp sơn này sẽ giúp bảo vệ máng tôn khỏi bị oxy hóa và cản các tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Trên đây, AFTA đã chia sẻ đến bạn những cách để chông thấm hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn từ đó giúp bạn có thể tìm ra được phương pháp chông thấm hiệu quả.

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger