Cách lắp đặt hệ thống chống sét cho tòa nhà cao tầng

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ ngày càng cao trong đó các thiết bị điện tử chiếm rất nhiều. Điều này rất đáng lo ngại đối những vùng thường xuyên có dông sét. Chúng có thể làm cho các thiết bị điện dễ bị chập và cháy nổ. Để giải quyết trường hợp này, hiện nay rất nhiều người lựa chọn phương pháp lắp đặt hệ thống thu lôi. Vậy cấu tạo và quy trình lắp đặt hệ thống chống sét như thế nào mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét gồm 3 yếu tố chính đó là

Kim thu sét 

Kim thu sét trong hệ thống chống sét
Kim thu sét

Cột thu lôi, hay còn gọi là kim thu sét, là một thanh kim loại được lắp đặt tại vị trí cao nhất của công trình, có vai trò thu hút tia sét và dẫn năng lượng điện xuống mặt đất thông qua hệ thống dây dẫn. Nhờ đó, kim thu lôi góp phần bảo vệ công trình khỏi những thiệt hại do sét gây ra. Đây là thành phần không thể thiếu trong việc chống sét.

Cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét
Cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét

Cọc tiếp địa, hay còn gọi là cọc nối đất hoặc điện cực đất, là một thanh kim loại được đóng sâu xuống lòng đất. Chức năng chính của cọc tiếp địa là tiếp nhận tia sét và giải phóng nguồn năng lượng này một cách an toàn xuống đất. Nhờ vậy, cọc tiếp địa góp phần bảo vệ công trình và thiết bị điện khỏi các tác hại do sét gây ra.

Dây dẫn sét

Dây dẫn set
Dây dẫn set

Dây dẫn sét, làm bằng đồng, có vai trò kết nối kim thu sét với cọc tiếp địa. Nhờ khả năng dẫn điện tốt và giá thành hợp lý, đồng được lựa chọn phổ biến cho loại vật liệu này. Theo khuyến cáo, dây dẫn sét nên được lắp đặt bên ngoài công trình.

Khi nào cần lắp đặt hệ thống chống sét

  • Khu vực có mật độ sét cao

Theo số liệu thống kê, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có mật độ sét cao hơn so với các khu vực khác trong nước. Do vậy, việc lắp đặt hệ thống thu dẫn sét cho các công trình tại khu vực này là vô cùng quan trọng.

  • Công trình cao hoặc có kết cấu đơn độc
Tòa nhà cao tầng đơn độc dễ thu hút sét
Tòa nhà cao tầng đơn độc dễ thu hút sét

Công trình cao: dễ thu hút sét hơn do gần với mây.

Công trình có kết cấu đơn độc: không có các công trình xung quanh che chắn, dẫn đến nguy cơ bị sét đánh cao hơn.

  • Công trình chứa thiết bị điện tử đắt tiền:

Hệ thống chống sét giúp bảo vệ các thiết bị điện tử trong công trình khỏi bị hư hỏng do sét đánh, tránh gây thiệt hại về kinh tế.

  • Nơi tập trung đông người:

Việc lắp đặt hệ thống thu lôi cho các nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho tính mạng và sức khỏe của con người.

Những công trình nào cần được lắp đặt chống sét

Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các công trình sau bắt buộc phải lắp đặt hệ thống chống sét:

Các công trình của cơ quan nhà nước: Đối với các công trình chính trị, xã hội từ 5 tầng trở lên và có khối tích từ 1.500m3 cần được bố trí hệ thống thu lôi.

Khi thiết kế khách sạn, nhà khách, thiết kế nhà nghỉ: cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên cần phải có bản vẽ thiết kế hệ thống thu dẫn sét nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

Không chỉ riêng thiết kế khách sạn Đà Nẵng và khi thiết kế những căn hộ cho thuê Đà Nẵng hay thiết kế chung cư cho thuê cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên đều phải có hệ thống chống sét. 

Cơ sở kinh doanh, thương mại: cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

Kho chứa hàng hóa, thiết kế nhà xưởng Đà Nẵng có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên đều phải bố trí hệ thống thu lôi để tránh việc chập điện dẫn đến cháy nổ hàng hóa.

Các công trình công cộng, công trình giáo dục như trường học, trường mầm non, các cơ sở y tế đều phải có chống sét.

Ngoài ra còn một vài công trình cùng cần bố trí hệ thống thu lôi như:

  • Trạm biến áp: Nếu điện áp từ 35kV trở lên
  • Tháp viễn thông: cao từ 12m trở lên.
  • Bình chứa xăng, dầu: có dung tích từ 10m3 trở lên.
căn hộ cho thuê trên 5 tầng cần bố trí hệ thống chống sét
căn hộ cho thuê trên 5 tầng cần bố trí hệ thống chống sét

Quy trình thi công hệ thống chống sét cho tòa nhà cao tầng

@aftathietkevathicong

Cấu tạo và cách lắp dựng cột chống sét. #xaydung #xaynha #kinhnghiemxaynha #thicongcongtrinh #thicongnhadep #foryou #xuhuong

♬ nhạc nền – AFTA – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG – AFTA – THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

1. Khảo sát và thiết kế:

  • Khảo sát thực tế: Xác định vị trí, cấu trúc, chiều cao tòa nhà, điều kiện địa chất,… để lập bản vẽ thiết kế hệ thống chống sét phù hợp.
  • Lập bản vẽ thiết kế: Xác định vị trí lắp đặt kim thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa,… tính toán kích thước, vật liệu, số lượng thiết bị cần thiết.

2. Thi công hệ thống tiếp địa:

  • Đào rãnh và hố tiếp địa: Xác định vị trí đào rãnh và hố tiếp địa dựa trên bản vẽ thiết kế.
  • Đóng cọc tiếp địa: Sử dụng cọc thép mạ đồng, đóng sâu xuống lòng đất theo chiều dọc hoặc theo phương ngang.
  • Nối dây dẫn sét: Nối dây dẫn sét từ kim thu sét vào hệ thống tiếp địa bằng kẹp nối chuyên dụng.
  • Đổ hóa chất giảm điện trở đất: Sử dụng hóa chất chuyên dụng để giảm điện trở đất, đảm bảo hiệu quả dẫn điện của hệ thống tiếp địa.

3. Lắp đặt kim thu sét:

  • Lắp đặt cột đỡ: Lắp đặt cột đỡ kim thu sét trên mái nhà hoặc vị trí cao nhất của tòa nhà.
  • Lắp đặt kim thu sét: Lắp đặt kim thu sét lên đầu cột đỡ, đảm bảo tiếp xúc tốt với hệ thống dây dẫn sét.

4. Lắp đặt dây dẫn sét:

  • Đi dây dẫn sét: Đi dây dẫn sét từ kim thu sét theo mép nhà hoặc dọc theo các cột, dầm xuống hệ thống tiếp địa.
  • Lắp đặt hộp kiểm tra: Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở đất tại vị trí dễ dàng kiểm tra.

5. Kiểm tra và nghiệm thu:

  • Kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ hệ thống chống sét, đảm bảo các mối nối, vị trí lắp đặt đúng theo thiết kế.
  • Nghiệm thu: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo điện trở đất, đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật.

Trên đây công ty thiết kế nhà đẹp AFTA đã giới thiệu đến bạn về hệ thống chống sét là gì? Khi nào thì cần lắp đặt chống sét và quy trình lắp đặt ra sao. Hy vọng chúng sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích cho bạn

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger