Địa chất của mỗi công trình là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn móng cho phù hợp và kinh tế. Nhưng vẫn có rất nhiều bạn luôn băn khoăn là khảo sát địa chất có cần thiết không? Vì sao phải khảo sát địa chất trước khi thi công công trình. Cùng Xây nhà tiền chế Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Khảo sát địa chất là gì?
Là công tác thăm dò bằng máy móc để đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công thiết kế và xử lý nền móng…
Khảo sát địa chất có cần thiết không hay chỉ cần kinh nghiệm
Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên các bạn cần biết Khảo sát địa chất sẽ mang đến những lợi ích to lớn lớn, Thiết kế nhà ống Đà Nẵng xin thông tin như sau:
- Đánh giá về mức độ phù hợp của vị trí đất khảo sát với quy mô công trình sắp xây dựng.
- Là cơ sở cho bước thiết kế kết cấu phù hợp với công trình. Đặc biệt là việc xây dựng kết cấu móng và giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí trong xây dựng.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát sẽ đề xuất biện pháp thi công phần ngầm hoặc phần thân khả thi nhất. Đồng thời dự đoán được những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thi công.
- Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do các hoạt động khi thi công tại công trình và công trình hiện hữu lân cận.
- Nếu hiện trạng đã tồn tại thì có phương án thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Vậy khảo sát địa chất có cần thiết không? Các công trình nào cần khảo sát địa chất
Không phải công trình nào cũng cần khảo sát địa chất, vì vốn dĩ khảo sát địa chất cũng tốn kém, nên cần đánh giá các yếu tố sau mới trả lời được có nên khảo sát được chất hay không?
Đầu tiên là quy mô công trình: công trình càng lớn thì tính toán kết cấu càng phức tạp, thi công rất nhiều rủi ro. Vì vậy việc thiết kế ban đầu là rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh gây lãng phí thì việc khảo sát địa chất là bắt buộc có. Ngược lại, nếu công trình chỉ là nhà cấp 4, cải tạo nhỏ lẻ thì việc khảo sát địa chất là không cần thiết. Dựa vào kinh nghiệm thiết kế thì các kỹ sư đã có thể lựa chọn cho mình loại móng và kết cấu nhà phù hợp.
Thứ hai là lịch sử địa chất vốn có của mảng đất sắp thi công: vị trí thi công lịch sử là đất đồi núi hay đất bùn, đất cát thì cấu tạo địa chất khác nhau. Nhưng với đất có kết cấu yếu và để đảm bảo an toàn thì việc khoan 1 mũi địa chất là cần thiết để đánh giá trực quan.
Thứ ba là điều kiện kinh tế: một số chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí nên không muốn bỏ tiền ra để khảo sát địa chất, một số chủ đầu tư thì sẵn sàng chi cho vấn đề này. Nên tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người mà lựa chọn khoan địa chất hay không.
Tuy nhiên với nhưng lợi ích mà khoan địa chất mang lại, Công ty xây dựng ở Đà Nẵng AFTA khuyên các bạn nếu làm nhà từ 3 tầng trở lên và muốn an toàn và tiết kiệm thì NÊN khoan ít nhất 1 mũi địa chất để phục vụ cho công tác thiết kế và thi công sau này.
Các công trình bắt buộc phải có báo cáo địa chất
Theo thông tư 10/2014/TT-BXD, tại chương II, điều 5 quy định về việc khảo sát địa chất xây dựng như sau:
1. Công trình dân dụng
Những công trình nhà ở dân dụng 3 tầng trở lên và có diện tích sàn >250m2. Nhà ở riêng lẻ có độ cao <250m2 hoặc dưới 3 tầng nhưng nằm gần sông lớn (trong bán kính khoảng 200m), đất mềm, cát, đất bùn, nhão… nơi có điều kiện địa chất yếu cần phải thăm dò trước khi xây dựng.
2. Công trình công nghiệp
Các công trình lớn phục vụ kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao tầng…
Nhà xưởng: Tại các khu công nghiệp, bắt buộc có trong hồ sơ xin phép xây dựng.
Trường học: Tất cả các hạng mục của trường học phải khoan khảo sát địa chất trước khi xây dựng, không phân biệt cao tầng hay thấp tầng.
Bệnh viện: Phân theo hạng mục khoan khảo sát địa chất như khu văn phòng, khu khám chữa bệnh, khu hồi sức cấp cứu, khu nhà cao tầng sau hậu phẫu,…. Cứ mỗi hạng mục sẽ có ít nhất 3 hố khoan khảo sát địa chất, chiều sâu tùy thuộc vào số tầng của từng hạng mục và địa chất khu vực.
Đường giao thông: Khoan khảo sát địa chất dọc theo các tuyến đường, độ sâu khoan từ 5m/hố đến 30m/hố tùy loại đường và mật độ phương tiện trên đường, khoảng cách từ 500m đến 1.000m mỗi hố khoan.
3. Các công trình khác
Ngoài những công trình kể trên, một số hạng mục công trình khác cần phải khoan khảo sát địa chất như: Hồ bơi, cầu phà, bến cảng, chung cư, bến xe, trạm bơm, cao ốc văn phòng….
Lời kết cho câu hỏi Khảo sát địa chất có cần thiết không?
Qua bài viết trên, AFTA – Thiết kế và Thi công hy vọng đã mang đến nhiều thông tin cho các bạn về lợi ích của khảo sát địa chất trong thiết kế và thi công công trình. Xem thêm nhiều bài viết trên webside của AFTA bạn nhé.