Biện pháp thi công phần ngầm là gì? Ứng dụng trong thực tế

Biện pháp thi công phần ngầm là gì? Các phương pháp thi công phần ngầm được ứng dụng hiện nay ra sao. Thẩm tra thiết kế công trình Đà Nẵng mang đến cho Khách hàng sự yên tâm, chất lượng và uy tín khi đã thực hiện nhiều công trình cao tầng và phức tạp.

Phần ngầm công trình là gì?

Phần ngầm của các công trình xây dựng là các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất. Hiện chúng ta có thể phân loại có Phần ngầm công trình dân dụng và Phầm ngầm đô thị.

+ Phần ngầm công trình dân dụng: chúng ta thường bắt gặp như tầng hầm hoặc bán hầm, chức năng chính chủ yếu dùng để để xe và phục vụ các bộ phận quản lý kỹ thuật tòa nhà theo yêu cầu của từng chủ đầu tư.

>>>>> Phân biệt Tầng hầm và bán hầm. Ưu và nhược điểm từng loại.

+ Phần ngầm công trình hạ tầng kỹ thuật (Phần ngầm đô thị): công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.

phan-ngam-ha-tang-ky-thuat

Biện pháp thi công phần ngầm là gì?

Biện pháp thi công phần ngầm là trình tự và cách thức triển khai thi công phần ngầm của công trình.

Biện pháp thi công phần ngầm gồm:

  • Trang thiết bị, kỹ thuật, ý định chọn để thi công công trình.
  • Các bước trong trình tự thi công từng hạng mục.
  • Cách kiểm tra các biện pháp.
  • Giải pháp an toàn và bảo đảm vệ sinh đôi môi trường.
  • Ước tính vấn đề và cách xử lý.
  • Tiến độ thi công công trình.

Vì sao cần lập bảng tiến độ thi công?

Biện pháp thi công phần ngầm công trình phải đảm bảo được những nội dung gì?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND thì thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình phải phù hợp điều kiện địa chất, thủy văn, độ sâu phần ngầm, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và phải có các nội dung sau:

(1) Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho cộng đồng;

(2) Tính toán phạm vi ảnh hưởng (chiều rộng, chiều sâu) do biện pháp thi công phần ngầm gây ra ứng với các giai đoạn thi công. Việc tính toán phải căn cứ trên các tác động từ tất cả các hoạt động thi công được thực hiện, để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp (như khoan, đào đất, bơm hạ nước ngầm, rung chấn, tải trọng lớn…);

(3) Kết quả khảo sát hiện trạng chất lượng các công trình liền kề và các công trình khác trong phạm vi ảnh hưởng;

(4) Hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận thuộc phạm vi ảnh hưởng để thực hiện quan trắc trong suốt quá trình thi công;

(5) Quy trình thi công thử nghiệm, đánh giá tác động để có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng trước khi thực hiện thi công nếu sử dụng phương pháp rung để hạ hoặc rút cọc, cừ;

(6) Phương án ứng phó sự cố sạt lở, lún nghiêng công trình lân cận;

(7) Biện pháp xử lý rác, chất thải phát sinh trong quá trình thi công; quy trình đảm bảo vệ sinh trong và ngoài công trường xây dựng; biện pháp khôi phục hiện trạng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật công cộng bị ảnh hưởng.

Thi công phần móng

Các phương pháp thi công phần ngầm

1. Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên: đây là phương pháp thi công tầng hầm truyền thống, áp dụng cho các chiều sâu hố đào không lớn.

2. Biện pháp thi công tầng hầm bằng phương pháp hầm mở: Phương pháp này không đòi hỏi tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào. Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng được phương pháp này chính là tường bao tầng hầm phải chịu được tải trọng áp lực của đất và áp dụng công nghệ thi công cọc barrette.

3. Biện pháp thi công top-down: Phương pháp top-down được sử dụng trong trường hợp thời gian thi công tầng hầm bị kéo dài. Đơn vị thi công sẽ làm từ trên xuống, đồng thời làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc khỏi hành vừa đi lên trên, vừa tiến xuống dưới.

Mời bạn tham khảo: Báo giá thiết kế Đà Nẵng ưu đãi chỉ còn 89k/m2

Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng khi thi công phần ngầm

Công việc thi công các công trình ngầm (hoặc thi công ngầm) phải được thực hiện theo kế hoạch và biện pháp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (nếu có quy định của bộ quản lý công trình chuyên ngành hoặc chính quyền địa phương). Phải có kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn cho người và công trình, biện pháp cứu nạn và đảm bảo thoát nạn trong trường hợp có hỏa hoạn, lũ, lụt, sụt lở hoặc đất đá bị xáo trộn (mất ổn định) phù hợp với kế hoạch và biện pháp thi công của nhà thầu.

Trước khi thi công các công trình ngầm, phải có đầy đủ các tài liệu: thiết kế, thiết kế kỹ thuật thi công, bản đồ trắc địa, tài liệu địa chất, thủy văn, sơ đồ các công trình cũ trong khu vực thi công, các văn bản nghiệm thu các điều kiện đảm bảo an toàn.

Khi tiến hành thi công công trình ngầm phải có thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công gồm:

– Quy trình kỹ thuật thi công hướng dẫn trình tự thi công và các biện pháp chống đỡ, lắp đặt an toàn;

– Biện pháp chống nước ngầm;

– Biện pháp bảo vệ các loại đường ống, đường dây liên lạc các đường hầm đã hoặc đang thi công khác cũng như các công trình khác nằm trên mặt đất gần nơi thi công;

– Phương án phòng ngừa, xử lý sự cố trong các công trình ngầm;

– Các biện pháp thông gió, chiếu sáng, đo kiểm tra khí độc hại và bảo đảm vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công.

Khi thi công các công trình ngầm dưới hoặc gần các công trình khác, phải có biện pháp đề phòng và giám sát chặt chẽ tình trạng ổn định của công trình đó trước và trong quá trình thi công.

Người làm việc trong công trình ngầm phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định hiện hành.

Tất cả máy, thiết bị, phương tiện, phục vụ thi công công trình ngầm, ngoài việc thực hiện theo các quy định tại 2.6, còn phải thực hiện đúng các quy định riêng phù hợp với điều kiện an toàn trong khi thi công các công trình ngầm.

Phải thành lập đội cấp cứu hầm lò chuyên trách (hoặc bán chuyên trách), trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu người bị nhiễm độc, cứu sập, chữa cháy để kịp thời cứu chữa khi có sự cố bất ngờ.

thi-cong-sat

Lời kết

Hiểu về biện pháp thi công phần ngầm giúp cho Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công chất lượng, uy tín. Bạn muốn biết rõ hơn về các hạng mục khác và đơn giá thi công phần thô và trọn gói có thể tìm hiểu tại đây: https://aftavietnam.com.vn/.

 

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger