Kinh doanh nhà hàng không đơn thuần chỉ là cung cấp những món ăn ngon, mà còn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn bài bản, cần có một vị trí kinh doanh thuận lợi và cần có một kiểu thiết kế bày trí phù hợp. Hôm nay, hãy cùng công ty xây dựng Đà Nẵng AFTA tìm hiểu những khu vực trong nhà hàng cần phải có thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khu vực tiền sảnh trong nhà hàng
Khu vực tiền sảnh chính là khu vực đầu tiên mà thực khách đặt chân vào nhà hàng. Nơi đây bao gồm mọi không gian từ lối đi dẫn vào, khu vực chờ đợi, nhà vệ sinh, quầy bar, khu vực ăn uống trong nhà cho đến cả không gian ngoài trời thoáng mát.
Từng chi tiết trong khu vực tiền sảnh đều góp phần tạo nên ấn tượng ban đầu và định hình trải nghiệm tổng thể của thực khách. Do đó, đây được xem là “bộ mặt” của nhà hàng, và cần được bố trí hợp lý. Cần tạo một lối đi dễ dàng và thông thoáng từ khu vực tiền sảnh đến các khu vực trên.
Lối vào
Mặc dù chỉ là nơi khách hàng lưu lại trong thời gian ngắn ngủi, lối vào nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng. Giả sử nếu như nhà hàng của bạn có lối đi quá nhỏ dẫn đến khách hàng chen lấn nhau để vào trong thì lúc này cảm nhận của thực khách đối với nhà hàng là rất tệ.
Vậy nên, thiết kế một lối vào sang trọng, tinh tế sẽ gợi lên cảm giác về chất lượng dịch vụ và đẳng cấp của nhà hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và khiến họ mong muốn bước vào khám phá không gian bên trong.
Xem thêm: Thiết kế nhà hàng tiệc cưới Đà Nẵng
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nó thể hiện đúng tinh thần và phong cách của nhà hàng, tạo sự đồng nhất với tổng thể kiến trúc và thiết kế. Sử dụng ánh sáng phù hợp, bố trí cây xanh, trang trí hoa tươi,… cũng là những cách hiệu quả để tạo điểm nhấn cho lối vào, thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ cảm thấy được chào đón.
Khu vực chờ trong nhà hàng
Nếu bạn muốn thiết kế nhà hàng đẹp Đà Nẵng thì hãy thiết kế một khu vực chờ cho khách hàng. Đây không chỉ dành cho khách hàng ngồi đợi bàn hay ngồi chờ tính tiền mà còn để nhà hàng thể hiện sự quan tâm và nâng cao trải nghiệm của họ.
Việc sắp xếp khu vực chờ rộng rãi và thoải mái là điều cần thiết, đặc biệt khi nhà hàng đang trong giờ cao điểm. Ghế ngồi êm ái, bàn nhỏ xinh xắn cùng ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và bớt căng thẳng trong lúc chờ đợi.
Tận dụng thời gian chờ đợi, nhà hàng có thể đặt thêm các ấn phẩm giới thiệu về món ăn, dịch vụ, chương trình khuyến mãi,… Đây là cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ ghi nhớ thương hiệu.
Bên cạnh đó, việc bố trí một số trò chơi giải trí nhẹ nhàng như xếp hình, tô màu, sudoku,… cũng là một ý tưởng hay để thu hút trẻ em, giúp các bé không cảm thấy nhàm chán trong lúc chờ đợi cùng gia đình.
Xem thêm: Giá xây nhà hàng tiền chế Đà Nẵng
Nhà vệ sinh
Yếu tố then chốt đầu tiên chính là sự sạch sẽ. Khu vệ sinh phải được lau chùi thường xuyên, đảm bảo không có mùi hôi hay vết bẩn. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các thiết bị hiện đại như vòi cảm ứng, máy sấy tay tự động, bồn cầu thông minh,… sẽ góp phần nâng tầm trải nghiệm của khách hàng, tạo dựng hình ảnh nhà hàng chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Quầy Bar
Ngoài việc phục vụ các món ăn ngon, nhà hàng có thể thu hút khách hàng bằng cách bổ sung quầy bar vào không gian ẩm thực của mình. Bởi vì hiện nay nhu cầu tiếp khách và bạn của cánh mày râu ngày càng tăng cao việc thiết kế quán Bar Đà Nẵng là một ý tưởng không tồi.
Tương tự như khu vực ăn uống chính, quầy bar càng được thiết kế tỉ mỉ cẩn thận, sẽ càng mang đến sự thẩm mỹ và sang trọng. Bên cạnh đó, vị trí bố trí quầy bar cần hợp lý, thuận tiện cho việc di chuyển, pha chế đồ uống và phục vụ khách hàng.
Khu vực ăn uống trong nhà hàng
Khu vực ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên trải nghiệm hoàn hảo cho thực khách. Do vậy, thiết kế và bố trí khu vực này cần được chủ nhà hàng đặc biệt quan tâm.
Đầu tiên, phòng ăn cần có diện tích rộng rãi đủ để đảm bảo sự thoải mái cho thực khách trong suốt bữa ăn. Bố trí bàn ghế hợp lý, tạo khoảng cách phù hợp giữa các bàn sẽ giúp thực khách có không gian riêng tư và dễ dàng di chuyển. Cần lựa chọn loại bàn ghế phù hợp với người dùng chiều cao khoảng 75-80cm còn ghế cao từ 45-50cm. Ngoài ra, nên bố trí thêm ghế cho em nhỏ dưới 2 tuổi.
Tiếp theo, luồng giao thông trong khu vực ăn uống cần được thiết kế thông thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển của thực khách và nhân viên phục vụ. Điều này giúp đảm bảo sự nhanh nhẹn, hiệu quả trong việc phục vụ, đồng thời tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của thực khách.
Ngoài trời
Đối với những nhà hàng có diện tích rộng rãi, việc sở hữu một không gian ngoài trời là một lợi thế vô cùng lớn. Nơi đây không chỉ giúp thay đổi bầu không khí bên trong nhà hàng, mà còn mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, tự do và nhiều lựa chọn hơn.
Khu vực ngoài trời có thể được tận dụng linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau. Khách hàng đến đây có thể thư giãn trước hoặc sau bữa ăn trong bầu không khí thoáng mát, hòa mình với thiên nhiên. Ngoài ra, nhà hàng cũng có thể sử dụng không gian này để tổ chức các sự kiện đặc biệt như tiệc sinh nhật, họp mặt bạn bè, hay đơn giản là để tăng thêm chỗ ngồi cho khách hàng vào những ngày cao điểm.
Để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng không gian ngoài trời, chủ nhà hàng cần lưu ý bố trí bàn ghế một cách liền mạch từ khu vực ăn uống trong nhà ra ngoài trời. Điều này sẽ giúp tạo sự kết nối và di chuyển dễ dàng cho khách hàng, đồng thời cũng mang đến cho họ trải nghiệm thú vị.
Khu vực nhân viên
Khác biệt với những văn phòng thông thường, nhà hàng cần dành riêng khu vực cho nhân viên nghỉ ngơi bởi đặc thù công việc. Khu vực này đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cán bộ nhân viên trong suốt giờ làm việc.
Tại đây, nhân viên có thể:
- Thay đồng phục: Sau khi hoàn thành ca làm việc, việc thay đổi trang phục thoải mái giúp nhân viên thư giãn và lấy lại năng lượng.
- Cất giữ đồ đạc: Cung cấp tủ hoặc kệ để nhân viên cất giữ đồ dùng cá nhân an toàn trong suốt giờ làm việc.
- Theo dõi lịch làm việc và ghi chú: Bảng lịch và bảng ghi chú từ quản lý được đặt tại đây giúp nhân viên cập nhật thông tin công việc một cách dễ dàng.
- Thưởng thức bữa ăn ca: Khu vực riêng dành cho nhân viên ăn ca đảm bảo vệ sinh và sự thoải mái khi dùng bữa.
Khu vực phòng bếp
Nếu ban quản lý là cơ quan đầu não thì phòng bếp được xem như là trái tim của nhà hàng, là nơi những món ăn được hình thành bằng công sức và tấm lòng của đầu bếp. Vậy nên để tạo ra một môi trường làm việc hứng thú thì cần thiết kế phòng bếp một cách khoa học và thuận tiện đến lấy đồ. Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ công cụ và nguyên vật liệu cho đầu bếp. Ngoài ra, bếp thường được chia thành nhiều phân khu chức năng riêng biệt, tuy nhiên khu vực nào cũng cần đảm bảo quy trình chế biến hợp vệ sinh và hiệu quả. Khu vực bảo quản thực phẩm cần bố trí tủ lạnh lớn đảm bảo nguyên liệu luôn tươi ngon.
Trên đây, AFTA đã giới thiệu đến bạn những khu vực có trong nhà hàng. Nếu bạn đang có ý định làm nhà hàng thép tiền chế đẹp hay kinh doanh nhà hàng trong khách sạn thì hãy liên hệ AFTA để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!