Tất tần tất các thủ tục khi làm nhà có thể bạn chưa biết

Có trong tay một ngôi nhà đẹp, sang trọng là ước muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, xây nhà không phải là chuyện một sớm một chiều. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh, gia chủ cần nắm vững các vấn đề về thủ tục pháp lý cần thiết. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng sẽ giúp quá trình thi công thuận lợi, tránh bị tạm ngưng hay phạt. Vậy những loại giấy tờ và thủ tục khi làm nhà là gì? Mọi người cũng theo dõi bài viết dưới đây do AFTA tổng hợp nhé!

1. Thủ tục xin giấy phép xây dựng khi làm nhà

Xây nhà là việc lớn, cần được thực hiện đúng pháp luật, đặc biệt là đối với các loại hình nhà phố, biệt thự ở các đô thị lớn. Nếu không xin giấy phép xây dựng, gia chủ có thể gặp phải những rắc rối sau này, thậm chí phải tháo dỡ công trình.

Bước 1: Thủ tục xin giấy phép xây dựng khi làm nhà

Hồ sơ xin phép xây dựng gồm gì!
Hồ sơ xin phép xây dựng gồm gì!

Thủ tục xin giấy phép xây dựng là điều kiện đầu tiên và cần phải có khi làm nhà. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng thường bao gồm:

  • Phô tô công chứng sổ hồng
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân photo công chứng (nếu 2 người cùng đứng tên sổ, photo cả CMND của 2 người)
  • Sổ hộ khẩu photo công chứng 
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
  • Bản cam kết an toàn với nhà liền kề
  • Bản vẽ xin phép xây dựng

Xem thêm: thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng online

Bước 2: Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ xin phép khi làm nhà

Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xây dựng công trình.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng; trường hợp cần xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời gửi báo cáo đến đơn vị có thẩm quyền quản lý để họ xem xét, tuy nhiên thời gian không vượt quá 10 ngày từ khi hết hạn. 

Sau khi nhận được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần nộp lệ phí theo quy định.

2. Thủ tục khởi công khi xây nhà

Sau khi có giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục thông báo khởi công xây dựng công trình. Thủ tục này được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi xây dựng công trình.

Hồ sơ thông báo khởi công công trình phải bao gồm:

  • Đơn thông báo khởi công công trình
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ xin phép xây dựng
  • Hợp đồng nhân công + bảo hiểm
  • Chứng minh nhân dân của chủ nhà
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy đăng ký kinh doanh + chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu
  • Bổ nhiệm kỹ sư quản lý công trình

Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thông báo khởi công xây dựng công trình.

Thủ tục thực hiện:

Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi xây dựng công trình.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ

Nếu hồ sơ thông báo khởi công xây dựng công trình không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Lệ phí thông báo khởi công xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.

thủ tục khởi công khi làm nhà
thủ tục khởi công khi làm nhà

Thủ tục thanh tra của cơ quan thẩm quyền khi làm nhà

Trong quá trình xây dựng, Sở Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ công trình xây dựng. Nội dung kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng: Thanh tra sẽ kiểm tra xem công trình có được thi công đúng theo giấy phép xây dựng hay không, có sai phạm gì so với bản vẽ thiết kế hay không.
  • Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu: Thanh tra sẽ kiểm tra xem nhà thầu có đủ năng lực thi công công trình hay không, có đáp ứng được các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường hay không.
  • Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường: Thanh tra sẽ kiểm tra xem công trình có đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường hay không.

Nếu kiểm tra không phát hiện sai phạm, thanh tra ký xác nhận và cho phép công trình hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công, không đảm bảo an toàn lao động,… sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, chủ đầu tư cần lựa chọn nhà thầu có năng lực thi công tốt, uy tín để đảm bảo công trình được thi công đúng quy định, an toàn và tránh bị xử lý vi phạm.

Kết luận

Như mọi người thấy, để xây được một ngôi nhà không phải chuyện dễ, chúng ta phải làm hồ sơ xin phép xây dựng và phải được cơ quan thẩm quyền xét duyệt lúc đó mới được phép tiến hành xây dựng. Bên cạnh đó, một số công trình không được xây quá mật độ hoặc bản vẽ không đáp ứng những tiêu chuẩn như kết cấu hạ tầng, phòng cháy chữa cháy,… dẫn đến không được cấp giấy phép xây dựng. Vậy nên, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng hồ sơ xin phép nhé! Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đo đạc diện tích xây dựng hoặc làm hồ sơ xin phép thì hãy liên hệ đến AFTA nhé! Bên mình sẽ hỗ trợ với mức giá tốt nhất.

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger