Kiến Trúc Gothic Là Gì Và Các Công Trình Kiến Trúc Gothic Đẹp

Kiến trúc Gothic rất phổ biến tại nước phương Tây, đặc biệt là khu vực Châu Âu. Tại Việt Nam có công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic. Song có một thực tế rất nhiều Việt người mơ hồ, không hiểu kiến trúc Gothic là gì?

Mời bạn đọc tham khảo nội dung thông tin thiết kế nhà đẹp Đà Nẵng AFTA chia sẻ chi tiết sau đây để hiểu chính xác về kiến trúc Gothic.

Kiến trúc Gothic là gì?

Kiến trúc Gothic là một phong cách thiết kế kiến trúc Trung cổ phát triển trên nền tảng kiến trúc Roman được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng cung điện và nhà thờ. Cách gọi khác của phong cách kiến trúc này là: kiến trúc gô tích hoặc kiến trúc Gothique.

Kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic bắt nguồn từ đâu?

Cho đến ngày nay nhiều người cho rằng kiến trúc Gothic ra đời tại Anh bởi tại đất nước này có vô số công trình Gothic và nhiều công trình nổi tiếng được UNESSCO công nhận là di sản thế giới. Điều đó có đúng hay không?

Kiến trúc Gothic bắt nguồn từ đâu? Sự thật là kiến trúc phong cách Gothic ra đời vào năm 1200 Công Nguyên ở vùng Île-de-France nước Pháp. Tên gọi đầu tiên của phong cách kiến trúc này là Francigenum opus (tác phẩm của người Pháp).

Kiến trúc Gothic

Ngay khi ra đời, kiến trúc phong cách Gothic không được nhiều người đón nhận và mang ý nghĩa tiêu cực. Từ Gothic xuất phát từ Goth chỉ người mọi rợ và Gothic là một kiến trúc xấu xí.

Mãi đến giữa thế kỉ XVIII và hết thế kỉ XIX Gothic mới được đón nhận, phát triển hưng thịnh tại các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là Anh. Đến thế kỉ XX phong cách đó còn ảnh hưởng sâu rộng tới công trình trường học và nhà thờ.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Gothic

Bạn chỉ cần chưa hết 1 giây nhận ra một công trình kiến trúc Gothic đứng giữa hàng trăm công trình với phong cách thiết kế khác nhau. Bởi phong cách Gothic rất đặc trưng và nổi bật.

Đặc điểm kiến trúc Gothic cụ thể như sau:

  • Mái vòm

Kiến trúc Gothic

Mái kiểu vòm và cột đầu nhọn. Mái vòm được cách tân thể hiện rõ ở đầu cột nhọn. Mái vòm có các loại: vòm nhiều sống nhiều múi hình sao, vòm sống 6 múi đỡ hay vòm sống 4 múi đỡ mặt chiếu hình chữ nhật….

  • Kết cấu chịu lực

Kiến trúc Gothic

Công trình sử dụng khung chịu lực lớn. Các cột trụ được xây dựng và bố trí đan xen giữa cột lớn với cột nhỏ.

Trong kết cấu của công trình còn có cuốn bay. Cuốn bay được hiểu đơn giản là bộ phận chia tải trọng giữa vòm với cột. Cuốn bay mang lại đường nét thanh thoát cho công trình.

Đồng thời cuốn bay có tác dụng giúp cho tòa nhà mở rộng hệ cửa sổ có kích thước lớn lên đến 12m. Đây chính là một giải pháp khắc phục không gian bí và tối trong công trình kiến trúc Roman.

  • Độ cao của công trình

Kiến trúc Gothic

Công trình Gothic có chiều cao trung bình từ 38m- 42m. Riêng khu vực tháp của công trình cao tới 60m.

  • Không gian bên trong

Công trình kiến trúc Gothic

Nhà thờ, trường học, tòa thị chính… xây dựng phong cách Gothic có không gian bên trong rộng lớn. Tất cả là nhờ phần trần cao, cột mảnh và vật liệu kính. Các khu vực bên trong được phân chia riêng biệt thông qua bộ phận cột và tường.

>>>XEM THÊM: Báo giá xây nhà tiền chế Đà Nẵng chi tiết cập nhật mới nhất

Kiến trúc Gothic và Roman

Kiến trúc gô tích và kiến trúc Roman không phải là một cũng không khác nhau hoàn toàn. Phong cách Gothic ra đời ngay sau kiến trúc Roman và là một phong cách thiết kế phát triển tiếp nối. Như vậy kiến trúc Gothic và Roman có điểm giống, khác nhau.

kiến trúc Gothic và Roman

Đây đều là 2 phong cách thiết kế kiến trúc cổ điển. Điểm khác nhau giữa phong cách Gothic và Roman là

  • Lịch sử ra đời

Phong cách Roman ra đời trước phong cách Gothic.

  • Mái vòm

Phong cách Gothic có mái vòm nhọn. Kiến trúc Roman có mái vòm cung.

  • Cửa sổ

Phong cách Gothic có số lượng cửa sổ nhiều và kích cỡ lớn, vật liệu kính nhiều màu. Kiến trúc Roman thì ngược lại, cửa sổ ít và nhỏ nên không gian bên trong không được thông thoáng.

Công trình kiến trúc kiểu Gothic đẹp

Ngày nay, phong cách kiến trúc vẫn còn được ứng dụng trong công trình từ trường học, nhà ở nhưng có những thay đổi nhất định. Cùng AFTA chiêm ngưỡng vẻ đẹp công trình kiến trúc kiểu Gothic nổi tiếng trên thế giới và tại Việt Nam.

Công trình kiến trúc Gothic nổi tiếng trên thế giới

Như đã nói ở trên kiến trúc gô tích khởi nguồn và phát triển tại Châu Âu. Vì vậy, tại các quốc gia ở đây bạn dễ dàng bắt gặp công trình mang phong cách này.

  • Tòa thị chính Oudenaarde

Kiến trúc Gothic

Tòa thị chính Oudenaarde là một công trình cổ xây dựng năm 1526 tại Bỉ. Ngày nay, công trình vẫn giữ được bảo tồn gần như nguyên vẹn và là điểm đến yêu thích của nhiều khách du lịch.

  • Nhà thờ Đức Bà Paris

Kiến trúc Gothic

Nhà thờ Đức Bà là trái tim của thủ đô Paris (Pháp) trên 850 tuổi (xây năm 1163). Đây là công trình mất nhiều thời gian nhất để hoàn thiện (200 năm). Mái vòm bên trong của nhà thờ cao 43m và có ô cửa kính nhiều màu sắc.

Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình phong cách Gothic có lịch sử lâu đời với vẻ đẹp tráng lệ. Tuy nhiên, 4/2019 nhà thờ xảy ra vụ cháy gây thiệt hại lớn. Vụ cháy khiến nhiều người liên tưởng tới chi tiết trong tác phẩm “Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo.

  • Đồng hồ Big Bang

Kiến trúc Gothic

Đồng hồ Big Bang là một trong số biểu tượng của Anh. Công trình có tuổi đời 163 năm tuổi. Vật liệu xây dựng chính: đá vôi kết hợp với gạch.

Tháp cao 96,3m. Do ảnh hưởng của cấu trúc đất nền nên tháp đồng hồ Big Bang nghiêng hướng Tây- Bắc.

  • Đại học Wellesley, Mỹ

Kiến trúc Gothic

Thật khó tin khi tại Mỹ bạn có thể tìm thấy một công trình thiết kế chuẩn phong cách Gothic. Đó chính là đại học Wellesley tại bang Massachusetts.

Công trình xây dựng 1870 có khuôn viên rộng 200ha. Phong cách Gothic đại học Wellesley có điểm khác so với công trình nhà thờ.

Công trình kiến trúc kiểu Gothic tiêu biểu tại Việt Nam

Phong cách kiến trúc Gothic du nhập vào nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Kiến trúc Gothic hiện đại ở Việt Nam thể hiện rõ nhất trong các công trình: nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Măng Lăng và nhiều nhà thờ khác trên cả nước.

Công trình Gothic có sự giao thoa giữa văn hóa Việt và phương Tây hoặc mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa phương Tây.

  • Nhà thờ lớn ở Hà Nội

Kiến trúc Gothic

Là công trình Gothic đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng năm 1884 mô phỏng lại nhà thờ Đức Bà Paris. Công trình mất 4 năm hoàn thiện.

  • Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn

Kiến trúc Gothic

Nhà thờ Đức Bà hay còn có tên gọi là nhà thờ Sài Gòn là công trình phong cách Gothic pha trộn với phong cách Roman. Nguyên vật liệu đều được nhập từ Pháp.

  • Nhà thờ Măng Lăng, Phú Yên

Kiến trúc Gothic

Nhắc tới địa danh du lịch nổi tiếng ở Phú Yên bạn không thể bỏ qua địa danh nhà thờ Măng Lăng. Công trình mất 15 năm xây dựng và hoàn thiện. Nhà thờ Măng Lăng có điểm khác biệt duy nhất với công trình kiến trúc Gothic ở Việt Nam là phần trần phẳng thay cho mái vòm do trần mái vòm nguyên bản bị sập do bão.

Công ty thiết kế nhà Đà Nẵng

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng AFTA có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng thi công phần thô Đà Nẵng, thi công nhà xưởng Đà Nẵng, xây dựng căn hộ Đà Nẵng khách sạn , thi công phòng trọ Đà Nẵng….. AFTA tư vấn, thiết kế và thi công hoàn thiện rất nhiều hạng mục công trình cho khách hàng tại Đà Nẵng, nhiều tỉnh thành khác.

AFTA luôn nỗ lực mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình. Bạn cần tư vấn, thiết kế nhà đẹp cấp 4 Đà Nẵng hay hạng mục thiết kế nội thất đẹp Đà Nẵng, thiết kế nhà phố Đà Nẵng, biệt thự, thiết kế khách sạn Đà Nẵng… liên hệ cho AFTA.

Chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn tận tình, chu đáo, khảo sát thực tế cùng khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất
  • Chi phí cạnh tranh nhất phù hợp với ngân sách tài chính của khách hàng
  • Chất lượng thiết kế và công trình đảm bảo an toàn, giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng

Nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại thông tin liên hệ, thắc mắc AFTA giải đáp sớm nhất và nội dung đầy đủ nhất cho bạn.

Địa chỉ: 626 Núi Thành, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng 550000, Việt Nam
Phone: 0935 29 5161
Gmail: aftavietnam@gmail.com
Website: Công ty tu vấn xây dựng và thiết kế nhà Đà Nẵng AFTA
Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger