Quy trình thi công nhà tiền chế CHUẨN NHẤT không phải ai cũng biết

Hiện nay, thiết kế nhà từ thép tiền chế là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Vậy những ưu nhược điểm và quy trình thi công nhà từ thép tiền chế là gì? Mời mọi người theo dõi bài viết dưới đây của công ty thiết kế nhà đẹp để hiểu rõ hơn nhé!

Quy trình thi công nhà thép tiền chế

Nhà bê tông cốt thép truyền thống khi thi công kết cấu chịu lực sẽ theo 3 bước: lắp dựng cốp pha, lắp dựng cốt thép và đổ bê tông tại chỗ. Trong khi đó, quy trình thi công nhà khung thép tiền chế trải qua 4 bước chính, cụ thể như sau:

Quy trình thi công nhà tiền chế
Quy trình thi công nhà tiền chế

Bước 1: Thi công phần nền móng – Quy trình thi công nhà thép tiền chế

Nền móng là phần quan trọng của quy trình thi công nhà thép tiền chế, chúng quyết định đến độ vững chắc của công trình và khả năng liên kết giữa các thanh thép với nhau. Đối với nhà khung thép, nền móng được thi công tương tự như nhà bê tông cốt thép. Một số loại móng thường được sử dụng trong thi công là móng bè, móng cọc, móng băng tùy vào địa chất mà chúng ta sẽ có cách chọn móng phù hợp.

Thi công nền móng nhà thép
Thi công nền móng nhà thép

Lắp đặt bu lông chờ: Trước khi đổ bê tông, cần định vị chính xác vị trí các bu lông neo để liên kết với hệ cột thép. Các bu lông neo thường được làm bằng thép cường độ cao, có đường kính từ 16-20mm.

Bước 2: Quy trình sản xuất các cấu kiện để thi công nhà tiền chế

Gia công sản xuất các cấu kiện kết cấu thép là bước quan trọng của nhà khung thép. Các cấu kiện này được sản xuất tại xưởng, độc lập với quá trình thi công phần nền móng. Điều này giúp rút ngắn đáng kể tiến độ thi công nhà khung thép so với nhà bê tông cốt thép.

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công nhà thép tiền chế

Bước 3: Lắp ráp, dựng khung thép

Sau khi hoàn thành phần móng và nền, hệ thống khung thép sẽ được lắp dựng. Các cấu kiện được sản xuất tại xưởng sẽ được vận chuyển đến công trình và lắp dựng bằng cần cẩu. Các cấu kiện được liên kết với nhau bằng hệ thống bu lông chịu lực cực tốt.

Quy trình lắp ráp khung thép tiền chế
Quy trình lắp ráp khung thép tiền chế

Bước 4: Thi công lắp dựng phần tôn mái

Phần tôn mái là bước tiếp theo sau khi lắp dựng khung thép chính. Để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ, cần lưu ý những điểm sau:

  • Tấm tôn đầu tiên: Đây là tấm tôn quan trọng nhất, quyết định độ chính xác của các tấm tôn sau này. Cần lấy dấu cho từng tấm tôn, đảm bảo các điểm nối gối lên nhau nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ.
  • Lợp bông cách nhiệt: Nếu công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt, cần đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo.
quy trình thiết kế nhà thép tiền chế
quy trình thiết kế nhà thép tiền chế

Bước 5: Quy trình xây tường khi thi công nhà thép tiền chế

Tôn tường được lắp đặt tương tự như tôn mái, tuy nhiên khẩu độ tôn tường nhỏ hơn nên công đoạn thi công đơn giản hơn. Để đảm bảo ăn khớp giữa công việc lắp đặt nhà thép tiền chế và xây dựng, cần phối hợp chặt chẽ với bên xây dựng ngay từ đầu.

Ngoài thi công tường bao quanh bằng tôn thì còn một phương pháp khác đó chính là xây dựng bằng gạch. Đối với hình thức xây gạch, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ nhà mà sẽ có những cách xây tường khác nhau như xây tường 10, tường 20,…

Bước 6: Hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện là bước cuối cùng của quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế. Đây là bước quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác từng công đoạn để đảm bảo chất lượng công trình.

Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

  • Kiểm tra lại các bu lông đã bắt, các khe hở tại các điểm nối của tôn với tôn, khe hở tại các ô cửa thông gió, khả năng chống thấm để đảm bảo không bị dột.
  • Lắp dựng cửa ra vào, cửa sổ, hệ thống điện, nước, thông gió,…
  • Hoàn thiện bề mặt bên ngoài và bên trong công trình.

Có nên thi công nhà thép tiền chế không?

Ưu điểm của nhà khung thép

Ưu điểm của nhà thép tiền chế
Ưu điểm của nhà thép tiền chế

Nhà khung thép có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại nhà truyền thống, bao gồm:

  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí xây dựng nhà khung thép thấp hơn nhiều so với nhà bê tông cốt thép, do sử dụng vật liệu nhẹ và có thể sản xuất đồng bộ tại xưởng.
  • Thời gian thi công nhanh: Quy trình thi công nhà khung thép thi công nhanh hơn so với công trình bê tông cốt thép, chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, tùy theo quy mô công trình.
  • Linh hoạt và tiện lợi: Nhà khung thép có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho việc di dời hoặc mở rộng.
  • Khả năng tạo hình không giới hạn: Nhà khung thép có thể tạo ra nhiều hình dạng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
  • Kết cấu gọn nhẹ: Nhà khung thép có trọng lượng nhẹ hơn so với nhà bê tông cốt thép, giúp giảm tải trọng cho nền móng.
  • Khả năng chống ẩm mốc cao: Nhà khung thép có khả năng chống ẩm mốc tốt, do sử dụng hệ thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.

Nhược điểm của nhà khung thép – Quy trình thi công nhà tiền chế

Nhược điểm của nhà thép tiền chế
Nhược điểm của nhà thép tiền chế

Nhà khung thép có một số nhược điểm cần lưu ý, cụ thể là:

  • Dễ bị ăn mòn: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam có độ ẩm cao, dễ gây ăn mòn các cấu kiện thép. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo độ bền của công trình.
  • Khả năng chịu lửa thấp: Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ cao sẽ bị biến dạng, mất đi khả năng chịu lực. Do đó, cần có biện pháp chống cháy cho nhà khung thép.
  • Độ bền tương đối: Nhà khung thép có tuổi thọ trung bình khoảng 50 năm, thấp hơn nhà bê tông cốt thép.
  • Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: Các cấu kiện thép cần được bảo dưỡng định kỳ để chống ăn mòn. Do đó, chi phí bảo dưỡng nhà khung thép tương đối cao.

Trên đây AFTA đã chia sẻ đến bạn quy trình thi công nhà thép tiền chế. Hy vọng rằng, với những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức cũng như ưu nhược điểm của công trình thép tiền chế. Từ đó, AFTA mong rằng bạn có thể quản lý là theo sát công trình của mình

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger