Những thủ tục trước khi vào nhà mới nhất định “PHẢI BIẾT”

Xây xong một ngôi nhà là hoàn thành một công trình nhưng để vào ở thì còn cần phải hoàn thành những thủ tục cần thiết như nhập trạch, dọn dẹp và nhiều thủ tục khác nữa. Vậy những thủ tục trước khi vào nhà mới là gì? Hãy cùng thiết kế nhà phố Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục vào nhà mới

Những tín ngưỡng, thủ tục trước khi vào nhà mới

Thực hiện nghi lễ nhập trạch – thủ tục cần thiết trước khi vào nhà mới

Lễ nhập trạch vào nhà mới
Lễ nhập trạch vào nhà mới

Yếu tố then chốt trong việc chuyển vào nhà mới chính là lựa chọn ngày đẹp hợp với tuổi gia chủ. Việc này đòi hỏi sự hỗ trợ từ những người am hiểu phong thủy để đảm bảo gia đình được hưởng trọn vẹn may mắn, tài lộc. Lễ nhập trạch nên được tổ chức vào ngày phù hợp với tuổi gia chủ, mang ý nghĩa cầu mong cho sự hòa thuận, hạnh phúc và thành công trong công việc kinh doanh khi chuyển đến nơi ở mới.

Bên cạnh đó, việc di dời đồ đạc cần được hoàn tất trong ngày, tốt nhất là trước buổi chiều. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng đến vận may của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Thiết kế căn hộ cho thuê Đà Nẵng

Cúng thần tài thổ địa

Thủ tục cúng thần tài thổ địa trước khi vào nhà mới
Thủ tục cúng thần tài thổ địa trước khi vào nhà mới

Để cầu mong may mắn và tài lộc cho gia đình khi dọn về nhà mới, việc cúng Thổ Địa, Thần Tài là điều vô cùng quan trọng. Hai vị thần này được tin rằng sẽ mang đến sự thịnh vượng và bình an cho gia chủ. Mâm cúng về nhà mới nên được chuẩn bị chu đáo với hoa quả tươi và thắp hương thành tâm để thể hiện lòng thành kính và cầu xin Thần Tài, Thổ Địa phù hộ độ trì cho gia đình.

Nghi lễ đặt bàn thờ gia tiên – Thủ tục không thể thiếu khi về nhà mới

Đưa bàn thờ vào nhà mới
Đưa bàn thờ vào nhà mới

Đặt bàn thờ gia tiên là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong thủ tục về nhà mới. Đây là nơi linh thiêng để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, ông bà đã khuất.

Đối với những gia đình chuyển đến nhà mới hoặc các cặp vợ chồng trẻ mới ra riêng, việc lựa chọn ngày giờ đặt bàn thờ cần được thực hiện cẩn trọng và chu đáo để đảm bảo nghi lễ diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn. Ngoài ra, chọn ngày giờ đẹp còn mang ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an cho gia đạo. Vậy nên, gia chủ nên tham khảo ý kiến của các vị bô lão, thầy phong thủy để chọn được ngày giờ phù hợp nhất với tuổi tác và mệnh của bản thân.

Ngoài việc chọn ngày giờ đẹp, gia chủ cũng cần lưu ý đến cách thức sắp xếp và bài trí đồ thờ cúng trên bàn thờ sao cho trang nghiêm, thanh tịnh. Bàn thờ nên được đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, tránh đặt đối diện với cửa ra vào hoặc phòng vệ sinh. Các vật dụng thờ cúng cần được sắp xếp gọn gàng, cân đối và đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Mẫu thiết kế phòng thờ đẹp

Xông nhà thanh tẩy ô uế

Xông nhà xua đuổi ô uế khỏi nhà mới
Xông nhà xua đuổi ô uế khỏi nhà mới

Xông nhà là một tục lệ truyền thống được nhiều gia đình Việt Nam áp dụng với mong muốn thanh lọc không khí, xua đuổi điều xui xẻo và mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho cả gia đình.

Ngoài việc xông nhà đón năm mới, gia chủ có thể thực hiện nghi thức này trong nhiều trường hợp khác như chuyển đến địa điểm mới, dọn vào nhà mới, giải xui, vệ sinh nhà cửa, hóa giải buôn bán ế ẩm,… hay đơn giản là để thanh lọc không khí trong nhà tốt hơn.

Để thực hiện việc xông nhà hiệu quả, gia chủ có thể sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như: quả bồ kết, trầm hương, tinh dầu, thuốc bắc, vỏ bưởi, củ sả, bột khử trùng. Mỗi loại nguyên liệu đều mang đến những công dụng và ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên bầu không khí trong lành, tinh thần sảng khoái và thu hút may mắn cho gia đình.

Các thủ tục về hành chính trước khi vào nhà mới

Cập nhật thông tin về cư trú – Thủ tục hành chính quan trọng trước khi vào nhà mới

Việc cập nhật địa chỉ cư trú mới đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Cụ thể, thông tin địa chỉ chính xác giúp:

  • Cơ quan chính quyền địa phương: xác định nơi thực hiện nghĩa vụ công dân, nơi nhận các giấy tờ, thông báo của cơ quan nhà nước, xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nơi cư trú của cá nhân.
  • Cá nhân: nhận đầy đủ các thông báo, giấy tờ quan trọng từ cơ quan nhà nước, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ công dân một cách thuận lợi.

Đăng ký sổ hộ khẩu là công cụ và thủ tục hành chính bắt buộc giúp nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Đây là thủ tục quan trọng không thể thiếu khi chuyển nơi định cư, giúp cá nhân được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ công dân tại địa phương mới.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ – Thủ tục không thể thiếu trước khi về nhà mới

Dọn dẹp nhà cửa trước khi về nhà mới
Dọn dẹp nhà cửa trước khi về nhà mới

Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn: Nhà mới, dù đã được xây dựng hay hoàn thiện, vẫn có thể tồn tại bụi bẩn, vi khuẩn từ quá trình thi công hoặc do để lâu không sử dụng. Dọn dẹp sạch sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây hại này, tạo môi trường sống an toàn và trong lành cho gia đình.

Tránh dị ứng, bệnh hô hấp: Bụi bẩn, nấm mốc có thể gây ra các dị ứng, bệnh về đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em và người già. Dọn dẹp kỹ lưỡng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh này.

Tạo tinh thần thoải mái: Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn, giúp giảm stress và nâng cao tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

Mang lại may mắn, tài lộc: Theo quan niệm phong thủy, dọn dẹp nhà cửa trước khi dọn vào ở giúp loại bỏ những năng lượng tiêu cực, thu hút vượng khí, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Tạo sự khởi đầu mới tốt đẹp: Chuyển đến nhà mới tượng trưng cho một khởi đầu mới. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thể hiện mong muốn gác lại những điều cũ kỹ, chào đón những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới

Kiểm tra đồ dùng thiết bị khi vào nhà mới

Trước khi vào nhà mới, việc kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng là vô cùng cần thiết. Đầu tiên là các thiết bị về điện, cần đảm bảo khả năng chiếu sáng và cung cấp nguồn điện cho toàn nhà. Nếu như có thiết bị nào hỏng hoặc không sử dụng được có thể sớm liên hệ với đơn vị thi công nhà phố Đà Nẵng để kịp thời giải quyết và thay thế.

Thứ 2, kiểm tra hệ thống ống thoát và cấp nước. Khi hoàn thiện một số đường ống nước hoạt động sẽ không như ý ví dụ như nước chảy quá yếu, hay các thiết bị nước bị rò rỉ điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng sau này, vậy nên trước khi vào nhà mới các bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi sử dụng nhé!

Ghi nhớ đánh dấu các thiết bị điện

Ghi nhớ các thiết bị điện
Ghi nhớ các thiết bị điện

Khi thi công nhà cao tầng Đà Nẵng, đặc biệt thi công khách sạn Đà Nẵng các hệ thống điện sẽ được tập trung tại những tủ chính. Vậy nên, việc đánh dấu và ghi nhớ công tắc là vô cũng cần thiết vì chúng sẽ giúp bạn nhớ và tránh nhầm lẫn với các công tắc khác. Trong trường hợp một tầng bị sự cố thì không cần phải tắt hết cầu giao tại tụ tổng, mà chỉ cần ngắt điện ở tầng đó là được tránh ảnh hưởng đến các tầng khác. Bên cạnh đó, lúc bạn ghi nhớ thì việc sử dụng các thiết bị điện sẽ thuận tiện hơn tránh ngắt nhầm công tắc.

Trên đây công ty xây dựng AFTA đã giới thiệu đến bạn những thủ tục và tín ngưỡng khi vào nhà mới. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn làm lễ nhập trạch suôn sẻ và gặp nhiều thuận lợi.

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger