Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng

Cọc khoan nhồi là một yếu tố không thể thiếu khi xây nhà hoặc thi công những công trình lớn như căn hộ, khách sạn, cầu đường,… Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa biết ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng là gì? Vậy hôm nay cùng công ty thi công khách sạn Đà Nẵng tìm hiểu về đặc điểm của cọc khoan nhồi nhé!

Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng
Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng

Khái niệm cọc khoan nhồi trong xây dựng là gì?

Thi công Cọc khoan nhồi trong xây dựng móng nhà
Thi công Cọc khoan nhồi trong xây dựng móng nhà

Phương pháp khoan cọc nhồi trong xây dựng là sử dụng máy khoan hoặc gầu đào, tạo các hố trụ có kích thước phù hợp với thiết kế, sau đó thả sắt thép đã được thi công trước đó vào lỗ cuối cùng đỏ rút bê tông từ dưới đáy lên để tạo thành cọc. Phương pháp này có khả năng chịu tải trọng rất lớn nên thường được ứng dụng để gia cố nền móng cho các công trình xây dựng lớn ví dụ như thiết kế khách sạn Đà Nẵng, thi công nhà cao tầng,…

Cấu tạo của cọc khoan nhồi

Cấu tạo của cọc khoan nhổi
Cấu tạo của cọc khoan nhổi

Cọc khoan nhồi bao gồm các thành phần chính sau:

  1. Cốt thép cọc: Là bộ phận chịu lực chính của cọc, được làm từ thép cường lực có đường kính và chiều dài theo thiết kế. Gồm có cốt thép dọc: Chạy dọc theo chiều dài cọc, đảm bảo khả năng chịu nén và uốn. Cốt thép đai: Quấn quanh thép dọc vừa giữ cố định vừa gia cố sức chịu tải cho cây cọc.
  2. Thép đai tăng cường: Được bố trí ở vị trí đáy cọc hoặc các vị trí cần tăng cường khả năng chịu lực, giúp phân bố đều lực tác dụng lên cọc.
  3. Con kê bảo vệ cốt thép: Được sử dụng để giữ cố định cốt thép cọc trong quá trình thi công, đảm bảo vị trí và khoảng cách chính xác theo thiết kế.
  4. Ống thăm dò: Được đặt dọc theo cốt thép, dùng để theo dõi quá trình thi công và kiểm tra chất lượng bê tông sau khi đổ.
  5. Móc treo: Được sử dụng để nâng cọc và vận chuyển cọc đến vị trí thi công.

Xem thêm: cấu tạo móng nhà

Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi là gì?

Ưu điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng

Ưu điểm của cọc khoan nhổi
Ưu điểm của cọc khoan nhổi
  • Khả năng chịu tải cao: Cọc khoan nhồi có khả năng chịu được tải trọng rất lớn, cao hơn nhiều so với một số loại như cọc đóng, cọc ép. Do được thi công trực tiếp tại chỗ, cọc khoan nhồi có sự liên kết tốt với nền đất xung quanh, giúp phân bố đều lực tác dụng lên cọc.
  • Thi công được ở nhiều địa chất khác nhau: Cọc khoan nhồi có thể thi công được ở nhiều địa chất khác nhau, kể cả những địa chất phức tạp như địa chất yếu.
  • Ít gây tiếng ồn và rung động: Quá trình thi công cọc khoan nhồi ít gây tiếng ồn và rung động hơn so với các phương pháp thi công cọc khác như đóng cọc, ép cọc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình thi công trong khu dân cư hoặc gần các công trình khác.
  • Có thể thi công trong điều kiện chật hẹp: Cọc khoan nhồi có thể thi công được trong điều kiện chật hẹp do kích thước thi công nhỏ gọn.
  • Dễ dàng kiểm tra chất lượng: Chất lượng cọc khoan nhồi có thể được kiểm tra dễ dàng bằng các phương pháp như thí nghiệm nén, thí nghiệm siêu âm.
  • Tuổi thọ cao: Cọc khoan nhồi trong xây dựng thường có tuổi thọ cao do được bảo vệ bởi lớp bê tông bên ngoài.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi trong xây dựng

  • Chi phí thi công cao: Chi phí thi công cọc khoan nhồi cao hơn so với các loại cọc khác như cọc đóng, cọc ép. Do quy trình thi công phức tạp, đòi hỏi nhiều máy móc và thiết bị hiện đại, cũng như nhân công có tay nghề cao.
  • Thời gian thi công lâu: Thời gian thi công cọc khoan nhồi lâu hơn so với các loại cọc khác. Do cần nhiều thời gian để chuẩn bị mặt bằng, thi công khoan, đổ bê tông và bảo dưỡng cọc.
  • Khó khăn trong thi công ở địa chất có nước ngầm cao: Việc thi công cọc khoan nhồi ở địa chất có nước ngầm cao có thể gặp nhiều khó khăn do lượng nước ngầm sẽ xâm nhập vào và ảnh hưởng đến tính đồng nhất bê tông. 

Khi nào thì nên dùng hệ cọc khoan nhồi

Khi nào nên dùng cọc khoan nhổi
Khi nào nên dùng cọc khoan nhổi

Móng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép nổi bật với khả năng chịu tải vượt trội, từ vài trăm tấn đến vài nghìn tấn cho mỗi cọc. Nhờ ưu điểm này, cọc khoan nhồi được ứng dụng rộng rãi cho các công trình đòi hỏi tải trọng lớn như:

Thiết kế nhà phố Đà Nẵng từ 8 tầng trở lên, nhà phố có 1 hoặc nhiều tầng hầm: Cọc khoan nhồi đáp ứng hiệu quả nhu cầu chịu lực cho các công trình nhà phố cao tầng, đặc biệt là những công trình có tầng hầm.

Nhà phố, biệt thự gặp hạn chế về điều kiện giao thông, mặt bằng hoặc địa chất, không phù hợp thi công cọc ép hoặc các phương án gia cố nền khác.

Thi công nhà cao tầng Đà Nẵng, khách sạn, nhà hàng từ 6 tầng trở lên, có 1 hoặc nhiều tầng hầm: Cọc khoan nhồi đảm bảo khả năng chịu tải cho các công trình có kết cấu phức tạp và nhiều tầng hầm.

Công trình cao tầng như cao ốc, chung cư: Nhờ sức chịu tải lớn, cọc khoan nhồi là lựa chọn tối ưu cho các công trình cao tầng, đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình.

Ngoài ra, cọc khoan nhồi còn được sử dụng trong thi công công trình có tầng hầm và bán hầm, nhiều tầng hầm nhằm thi công hệ tường vây, ngăn chặn sạt lún và bảo vệ các công trình lân cận.

Nên sử dụng cọc khoan nhồi lớn hay nhỏ

Đối với những cọc có tiết diện nhỏ với đường kính từ 200mm đến 500mm thường sẽ được sử dụng trong các công trình nhà phố, văn phòng nhỏ,…

Đối với những cọc có diện tích lớn hơn từ 600mm đến 1000mm thì sẽ phù hợp cho các công trình nhà cao tầng, các công trình có tải trọng lớn như khách sạn 

Đối với những cọc có đường kính trên 1000mm thì dùng cho các công trình cao ốc, mức chịu tải trọng cực lớn như cầu đường,…

Trên đây công ty thiết kế nhà đẹp Đà Nẵng đã giới thiệu đến bạn về cấu tạo và ưu nhược điểm khi thi công cọc khoan nhồi trong xây dựng nhà ở. Nếu bạn đang có ý định sử dụng cọc khoan nhồi thì hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan
0935.29.51.61
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger