Ngày nay, sự phát triển của của thế giới đã kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Dẫn đến tình trạng quỹ đất ngày càng thu hẹp ở các thành phố lớn, việc xây được một căn nhà rộng rãi không còn dễ dàng. Cũng vì vậy người ta chuyển sang xây những ngôi nhà cao tầng để tăng diện tích và tối ưu hóa không gian sử dụng. Tuy nhiên, xây dựng nhà nhiều tầng không phải là một chuyện đơn giản mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Vậy hãy cùng công ty thiết kế nhà đẹp AFTA tìm hiểu những lưu ý cần thiết khi thi công nhà cao tầng thông qua bài viết dưới này nhé!
Nhà cao tầng là gì?
Có nhiều người nghĩ rằng nhà trên 6 – 7 tầng đều gọi là nhà cao tầng đúng không? Tuy nhiên điều này không đúng nha các bạn, Khác với thiết kế căn hộ các công trình cao tầng thường phải cao trên 9 tầng trở lên mới được gọi là nhà cao tầng. Cũng như nhà ở, các tòa nhà cao tầng cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Nhà cao tầng loại 1: 9 – 16 tầng (dưới 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: 17 – 25 tầng (từ 50m – 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: 26 – 40 tầng (từ 75m – 100m)
- Nhà siêu cao: những tòa nhà này thường cao trên 100m
Xem thêm: Thi công căn hộ ở Đà Nẵng của AFTA
Các tiêu chuẩn trong thi công nhà phố cao tầng
Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm
Trong tòa nhà cao tầng thì tầng hầm là một khu vực không thể thiếu bởi vì lượng người sống và hoạt động trong khu vực này rất lớn. Việc trang bị tầng hầm nhằm giúp những người hoạt động ở đây có nơi để xe hợp lý và an toàn. Tránh để ngoài đường gây ảnh hưởng tới giao thông và không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên để thi công và thiết kế tầng hầm cũng phải tuân thủ theo yêu cầu của luật xây dựng nhà cao tầng, mọi người cần chú ý những điều dưới đây khi thiết kế tầng hầm nhé:
- Diện tích hầm được tính theo quy chuẩn sau: cứ 100m2 thì phải có 20m2 dành ra cho hầm để xe (áp dụng với các cao tầng thương mại), cứ 100m2 thì phải có 12m2 dành cho bãi để xe (áp dụng cho chung cư hoặc nhà ở xã hội)
- Phải có thang máy xuống đến tầng để xe
- Phải có 2 lối ra với kích thước tối thiểu là 0.9×1.2m
- Chiều cao của hầm tối thiểu là 2.2m
- Chiều sâu của hầm không quá 14%, độ dốc thẳng và cong không quá 17%
- Bê tông và nền phải được đổ dày 20cm để chống thấm
- Tầng hầm phải lắp đặt hệ thống thông gió
Lưu ý: có nhiều người nghĩ tầng hầm và bán hầm là như nhau. Tuy nhiên, giữa tầng hầm và bán hầm có sự khác nhau hoàn toàn. Các bajh nên tìm hiểu kỹ trước khi thi công nhà cao tầng nhé!
Quy chuẩn về thiết kế cầu thang thoát hiểm trong nhà cao tầng
Hiện nay, tình trạng cháy nổ ở các tòa nhà cao tầng đang diễn ra rất nhiều. Chúng cảnh báo đến chúng ta cần có biện pháp ngăn ngừa kịp thời để đảm bảo tính mạng con người cũng như tài sản. Cũng chính vì lý do này, mà tiêu chuẩn thiết kế cầu thang là một yếu tố cần thiết trong quy định của luật xây dựng. Trong thi công và thiết kế các tòa nhà cao tầng cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Trong tòa nhà cao tầng yêu cầu tối thiểu cần có 2 cầu thang thoát hiểm đặt 2 vị trí khác nhau
- Cần trang bị đèn và tín hiệu thoát hiểm tại cầu thang
- Kết cấu cầu thang phải có khả năng chịu lửa trong thời gian quy định (60 phút)
- Lối thoát cầu thang phải dẫn ra ngoài
- Cần phải thiết kế cầu thang có chiều đủ chiều rộng để di chuyển khi có hỏa hoạn
Tiêu chuẩn thi công hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà cao tầng
Khi thi công tòa nhà cao tầng cần phải đảm bảo xây dựng theo đúng quy định của nhà nước. Hệ thống đường dây điện cũng vậy phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Hệ thống điện phải đáp ứng được việc truyền tải điện năng, đưa độ lệch điện áp và dao động điện áp xuống mức thấp nhất.
- Hệ thống điện phải được bố trí đúng nơi, tiện lợi sử dụng, dễ dàng sửa chữa và đảm bảo an toàn với người sử dụng.
- Đảm bảo hệ thống điện phải phụ tải được lượng điện năng sử dụng
- Hạn chế chi phí vận hàng xuống mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng
Quy chuẩn khi thiết kế hệ thống cấp và thoát nước cho nhà cao tầng
Nước là một phần rất quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Việc xây dựng thế thống cấp thoát nước phải phù hợp và phục vụ được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi xây dựng nhà cao tầng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Căn cứ vào việc sử dụng nước hàng ngày thì hệ thống cấp nước phải cung cấp 200L -300L nước mỗi ngày cho một người. Và theo tiêu chuẩn chữa cháy thì tốc độ xả nước cần tối thiểu 2.5l/giây/cột và yêu cầu mỗi công trình cao tầng cần phải có ít nhất 2 cột
- Hệ thống nước cần phải được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo áp lực nước, tốc độ xả nước để kịp thời sử dụng trong trường hợp cần thiết.
- Cần tách biệt hệ thống cấp thoát nước riêng biệt so với hệ thống thông gió, chúng sẽ được đặt dưới tầng hầm và tầng kỹ thuật của tòa nhà.
Tiêu chuẩn về thi công lan can trong nhà cao tầng
Lan can là một thứ rất quan trọng bảo vệ chúng ta tránh rơi từ trên cao xuống và hạn chế trẻ nhỏ đùa nghịch. Vậy trong quy định của pháp luật thì tiêu chuẩn xây lan can phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Các vị trí tiếp xúc với bên ngoài trời cần phải có lan can
- Đối với các tòa nhà ở chung cư thì lan can có độ cao tối thiểu là 1,4m
- Các khe hở của lan can không vượt quá 100mm tránh trẻ nhỏ lọt qua
- Về kết cấu, các lan can cần phải được làm từ những vật liệu chắc chắn, kiên cố bền bỉ theo thời gian.
Thi công hệ thống PCCC trong tòa nhà cao tầng
Trong tòa nhà cao tầng hệ thống phòng cháy chữa cháy là không thể thiếu. Khi cần xây dựng cần chú ý những điều dưới đây:
- Cần lắp đầy đủ các hệ thống báo cháy cần thiết như: đầu báo cháy, đèn báo động, chuông báo, đầu báo nhiệt,… Các thiết bị này cần được lắp đặt phân bố ở các khu vực trong tòa nhà.
- Xây dựng hệ thống ống dẫn nước chữa cháy (bắt buộc)
- Cần xây dựng lối thoát hiểm trong tòa nhà, lối thoát cần có bảng hiệu chỉ dẫn rõ ràng, có phát ra ánh sáng khi mất điện, mỗi tòa nhà cao tầng yêu cầu cần ít nhất 2 lối thoát hiểm.
- Các tòa nhà cao tầng khi xây dựng cần phải đảm bảo yếu tố chịu nhiệt cần thiết
Xem thêm: Quy trình thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy chuẩn nhất
Thiết kế hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét là một thiết bị an toàn vô cùng cần thiết đối với các công trình nhà ở, đặc biệt là nhà cao tầng. Khi thiết kế chống sét nhà cao tầng, cần đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn nhất định nhằm bảo vệ an toàn cho con người và công trình khỏi hiện tượng sét đánh.
Các giải pháp chống sét cho nhà cao tầng bao gồm hai loại chính: chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền. Chống sét trực tiếp nhằm mục đích dẫn sét đánh xuống đất an toàn, tránh gây thiệt hại cho công trình. Chống sét lan truyền nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng của sét đánh lên hệ thống điện và các thiết bị điện tử của công trình.
Để đạt được hiệu quả chống sét cao, cần thiết kế hệ thống chống sét phù hợp với đặc điểm của công trình, địa hình và khí hậu khu vực. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chống sét để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Trên đây, là những chia của AFTA về các quy định trong thi công nhà cao tầng, nếu bạn đang có ý định xây dựng thì nen tham khảo kỹ các quy định này để tránh gặp những ràng buộc về pháp lý. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn thì hãy liên hệ với AFTA để được hỗ trợ tư vấn nhé!