Xin phép xây dựng nhà thép khác gì với nhà ở thông thường? Những lưu ý quan trọng khi lập Bản vẽ xin phép xây dựng ra sao? Hãy cùng Xây nhà tiền chế Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
Khái niệm về Bản vẽ xin phép xây dựng
Bản vẽ xin phép xây dựng là một tập hợp các bản vẽ về Kiến trúc – Kết cấu – Điện nước của một công trình bạn muốn được cấp phép xây dựng. Trong bản vẽ xin phép xây dựng bao gồm chi tiết các thông tin công trình, khoản lùi cho phép, số tầng, chiều cao tầng của công trình. Bản vẽ thể hiện kết cấu, cấp thoát nước, điện nhẹ, điện nặng. Từ đó cơ quan chức năng làm cơ sở để nhận định Công trình có đạt chuẩn để cấp phép thi công hay không.
Chi tiết Bản vẽ xin phép xây dựng nhà thép gồm gì? AFTA sẽ làm rõ ngay sau đây
1. Sơ đồ vị trí khu đất xây dựng
Trong sơ đồ vị trí khu đất cần thể hiện rõ các thông tin của dự án như: số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ xây dựng, diện tích lô đất, diện tích xây dựng, khoảng lùi xây dựng. Thể hiện vị trí tọa độ của khu đất, liền kề với các khu đất xung quanh nhà. Yêu cầu của phần này là cần phải đúng với trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp sổ cũ không có tọa độ thì bạn phải làm thêm bản đồ hiện trạng cho khu đất của mình.
⇒ Quy định về khoản lùi bạn cần biết:
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khoảng lùi là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Trong đó:
– Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
– Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
>>>> Xem chi tiết Thông tư 01/2021/TT-BXD
2. Hồ sơ kiến trúc
Trong hồ sơ kiến trúc phải bao gồm Mặt bằng các tầng, mặt đứng toàn công trình, mặt cắt dọc công trình.
Mặt bằng các tầng
Mặt bằng là một thuật ngữ trong xây dựng dùng để chỉ hình chiếu của ngôi nhà lên một mặt phẳng nằm ngang. Khi nhìn vào mặt bằng, chúng ta có thể tưởng tượng được chi tiết không gian bên trong của công trình dưới góc độ nhìn từ trên cao xuống.
Mặt đứng chính của công trình
Mặt đứng của ngôi nhà là một phần không thể thiếu trong bản vẽ. Nó là hình chiếu vuông góc thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình.
Mặt cắt dọc nhà
Mặt cắt nhà là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy sau khi đã cắt một không gian theo chiều thẳng đứng.
3. Hồ sơ kết cấu
Hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm bản vẽ mặt bằng kết cấu móng, mặt cắt kết cấu móng.
4. Hồ sơ Điện – Cấp thoát nước
Hồ sơ Điện – Cấp thoát nước bao gồm mặt bằng cấp điện, mặt bàng cấp nước, mặt bằng thoát nước.
5. Nội dung khung tên trên Bản vẽ xin phép xây dựng
+ Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng: bao gồm các phần sau
– Thông tin chủ đầu tư: Tên của Chủ nhà (Người có tên trên sổ đất).
– Tên công ty có năng lực xin phép xây dựng: Tên công ty – Logo công ty – Địa chỉ – Giám đốc – Chữ ký giám đốc – Con dấu hợp lệ.
– Tên và chữ kí của chủ thể phụ trách các mục: Kiến trúc – Kết cấu – Điện nước.
– Tên bản vẽ và tỉ lệ bản vẽ.
Những lưu ý khi lập Bản vẽ xin phép xây dựng
- Xác định đúng vị trí lô đất, cần thực hiện cắm mốc lô đất khi cần thiết.
- Hỏi trước các thông tin về quy hoạch tại lô đất muốn xin phép xây dựng.
- Khoan địa chất công trình để xác định loại móng phù hợp khi xin phép và thi công.
- Lựa chọn Công ty xây dựng ở Đà Nẵngvà trên toàn quốc uy tín thực hiện các thủ tục.
Tham khảo: Thi công nhà hàng thép tiền chế đẹp
Quý khách khi thiết kế tại AFTA sẽ được hỗ trợ làm đầy đủ Hồ sơ xin phép xây dựng nhà thép cho đến khi ra Giấy phép xây dựng. Quý khách tham khảo thêm Báo giá thiết kế Đà Nẵng để nắm thêm nhiều ưu đãi đang có tại AFTA.